Dịp 50 năm trận Hải chiến Hoàng Sa (19/1/1974 – 19/1/2024), cả dàn truyền thông đội lốt “dân chủ” lại réo rắt những luận điệu xuyên tạc: “Cộng sản Việt Nam phải ngậm miệng khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa”; Hà Nội đã “không làm gì” để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; tinh thần quả cảm và sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong trận hải chiến Hoàng Sa đã bị quên lãng… từ đó, quy cho cộng sản Việt Nam cái tội không thể lớn hơn, là “hèn với giặc, ác với dân”…Sự thật có đúng vậy không?
Thứ nhất, những người lính VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 không hề bị quên lãng? Nhà nước Việt Nam ghi nhớ, tôn vinh, tri ân tất cả những người con đất Việt đã “vị quốc vong thân”, trong đó có 74 người lính của Hải quân VNCH đã ngã xuống trong trận hải chiến Hoàng Sa 50 năm trước. Sự tôn vinh, tri ân đó hiện diện chính thức trên Cổng thông tin điện tử của UBND huyện Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng (http://hoangsa.danang.gov.vn): “Từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 20 tháng 1 năm 1974, trận hải chiến giữa lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Hải, Lục, Không quân, Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa, xảy ra trong tình thế rất khó khăn cho quân lực Việt Nam Cộng hòa, và mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sỹ đã anh dũng hy sinh, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không thể giữ được các đảo thuộc nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa”.
Báo chí nhà nước Việt Nam cũng từng có nhiều bài viết về sự kiện này, trong đó, tinh thần chiến đấu quả cảm bảo vệ Hoàng Sa của những người lĩnh VNCH, được thể hiện đậm nét. Chẳng hạn như năm 2014, năm kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, báo Thanh niên, một tờ báo lớn của hệ thống báo chí cộng sản Việt Nam, từng thực hiện chuyên đề nhiều kỳ mang tên “40 năm Hải chiến Hoàng Sa”, nêu bật tinh thần quả cảm những người con đất Việt: dù chính kiến khác nhau, nhưng đều có tinh thần yêu nước và sẵn sàng xả thân vì đất nước; khẳng định rằng: Hoàng Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của đất nước Việt Nam. Thông tin, sự phân tích sâu sắc cùng tác động lan tỏa rộng rãi của chùm bài viết đã giúp Báo Thanh niên đoạt giải chính thức Giải báo chí quốc gia năm đó.
Không chỉ báo Thanh niên, báo Đại đoàn kết, nhiều tờ báo chính thống khác của Việt Nam cũng có những bài viết tương tự. Không có cái nhìn khách quan và công bằng, liệu những tờ báo “lề phải” có thể có và dám có những bài viết như thế?
Mới đây, sáng 11/1/2024, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã đến thăm hỏi, tặng quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho các nhân chứng Hoàng Sa còn sống và thắp hương tri ân những nhân chứng đã qua đời. Hành động đó nói lên điều gì, nếu không phải là trách nhiệm và sự tri ân của chính quyền với những người có công với đất nước?
Thứ hai, có đúng là Hà Nội đã “không làm gì” để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc? Một câu hỏi thừa và quá cũ. Nếu bất đắc dĩ phải trả lời cho riêng những kẻ còn đang tăm tối về lịch sử, thì không thể khác, là: “Không đúng”.
Hiểu chút ít lịch sử, có thể biết, theo Hiệp định Geneve về về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, lãnh thổ phía nam vĩ tuyến 17, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, thuộc quản lý của chính quyền VNCH. “Khi các chính quyền đó có trách nhiệm quản lý thì họ có trách nhiệm bảo vệ” – đó là phân tích của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có nhà sử học Nguyễn Nhã, người suốt cuộc đời nghiên cứu, có nhiều sách, công trình về Hoàng Sa, Trường Sa.
Chính quyền VNCH quả đã cố công bảo vệ (như phản ảnh và ghi nhận của các nhà khoa học và báo chí Việt Nam). Nhưng “thế” (sự phụ thuộc Mỹ – đồng minh khi ấy, là nguyên nhân chính), và “lực” không cho phép, VNCH đã thất bại, không giữ được Hoàng Sa. Còn Hà Nội, không ra mặt phản ứng, nhưng ngày 20/1/1974 (một ngày sau khi Hoàng Sa rơi vào tay ngoại bang), Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố: “Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc; Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại; Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng”.
Những người hiểu lịch sử Việt Nam hiện đại đều biết, việc thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (do ông Huỳnh Tấn Phát – một nhà yêu nước và một trí thức lớn, làm chủ tịch, vào ngày 6/6/1969) – một chính phủ “nửa đỏ nửa xanh” – là để thuận lợi cho việc tập hợp, thu hút và đoàn kết lực lượng yêu nước chống Mỹ và tay sai. Mục tiêu của chính phủ này cũng là mục tiêu chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt): giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nói cách khác, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, thực chất, là “sách” của Bắc Việt, giúp họ hiện thực hóa mục tiêu chính trị cao cả.
Trong bối cảnh vừa phải tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, việc Hà Nội “phân công” cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam – “cánh tay nối dài” của mình – ra tuyên bố phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc, là điều dễ hiểu. Thậm chí, bằng cách làm gián tiếp này, Hà Nội đã chứng tỏ họ biết ứng xử một cách khôn khéo trong bối cảnh, thời điểm đó, để đạt mục tiêu và hiệu quả cao nhất.
Còn tất nhiên, những kẻ trong cái “Dàn đồng ca Đến hẹn” gồm các “ca sĩ” hạng bét nêu trên, thì cố tình nhắm mắt không biết rồi. Để làm gì? Để có cớ mà la lối, xuyên tạc, vu cáo./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét