KẺ PHẢN VĂN HÓA PHẠM QUÝ THỌ!
Những luận điệu trong bài viết: “Đảng với chính sách “bảo tồn văn hóa” để củng cố quyền lãnh đạo” của Phạm Quý Thọ đăng tải trên trang Facebook: Đài Á Châu tự do đã thể hiện Y đích thực là kẻ phản văn hóa! Thực chất của bài viết nhằm lợi dụng việc bảo tồn văn hóa để xuyên tạc, nói xấu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa, bởi vậy, cần đấu tranh và khẳng định một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa là tất yếu. Văn hóa thường ở dạng tiềm ẩn, bởi vậy, đòi hỏi nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước để kích hoạt sức mạnh những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp đang còn tiềm ẩn trong mỗi con người, khơi thức tình yêu thương và ý thức về trách nhiệm với cuộc sống, xã hội, làm cho con người hành động một cách tự giác, tự nguyện, thậm chí hy sinh bản thân cho mục đích cao đẹp; chuyển hóa giá trị văn hóa thành sức mạnh vật chất, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đó là sự tất yếu!
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh: Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo ra nền văn hóa dân tộc. Năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước càng được nâng cao thì chủ quyền văn hóa của dân tộc, của quảng đại quần chúng càng được khẳng định. Trên cơ sở thực tiễn đời sống xã hội, Đảng, Nhà nước sẽ ban hành những chủ trương, quyết sách lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa phát triển theo định hướng tốt đẹp mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, cụ thể như bản Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 xác định nền văn hóa mới mà toàn thể nhân dân Việt Nam hướng đến xây dựng: Là nền văn hóa thấm đẫm tinh thần dân tộc, hướng về quảng đại quần chúng nhân dân, do nhân dân xây dựng và vì cuộc sống lành mạnh, phong phú của nhân dân.
Qua gần 40 năm đổi mới, vai trò của người dân trong sáng tạo, thực hành, trao truyền và thụ hưởng văn hóa ngày càng được coi trọng, sự tham gia của cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa ngày càng đông đảo. Điều này, chứng tỏ chủ quyền văn hóa thuộc về nhân dân Việt Nam, không phải “chủ quyền văn hóa” của riêng Đảng, Nhà nước Việt Nam như Phạm Quý Thọ xuyên tạc.
Thứ hai, bảo tồn văn hóa là một nội dung cốt lõi trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn văn hóa rất quan trọng, vì vậy, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn, gìn giữ với phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, nhất là giá trị của các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể góp phần khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa, cái hay cái đẹp của văn hóa nước khác. Về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa, Phạm Quý Thọ cũng thừa nhận: “Chính sách bảo tồn văn hóa quan trọng với các nước đang phát triển nói chung”; “Các yếu tố văn hóa đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế khiến cả thể giới quan tâm”; “một chế độ chính trị có chủ quyền cần phải quan tâm đến việc bảo vệ văn hóa của mình”. Bảo tồn văn hóa trong bối cảnh hiện nay là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam để phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của nhân dân; giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc và học tập, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại làm phong phú thêm văn hóa dân tộc; chủ động vừa đón nhận cơ hội phát triển vừa khắc phục những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa văn hóa qua hội nhập, giao lưu nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo đó, luận điểm “Đảng CS nỗ lực thực hành bảo tồn văn hóa như một công cụ để củng cố “chủ quyền chính trị của mình” của Phạm Quý Thọ là bịa đặt, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Như vậy, bảo tồn văn hóa nói riêng, phát triển văn hóa nói chung của Đảng Cộng sản Việt Nam là phù hợp với quy luật khách quan, đáp ứng được ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, đã khơi dậy sức mạnh tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất to lớn trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mọi người dân Việt Nam cần nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và cần tỉnh táo nhận diện, tích cực đấu tranh với những kẻ phản văn hóa cố tình xuyên tạc, bịa đặt như Phạm Quý Thọ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét