Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Những chiêu trò chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo của các thế lực thù địch.

 

Những chiêu trò chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo của các thế lực thù địch.

 


Chống phá cách mạng Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo là một “ngón đòn” thâm độc được họ tập trung thực hiện. Họ xác định giáo dục - đào tạo là một trong những mũi đột phá, là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lái nền giáo dục Việt Nam đi theo quỹ đạo của phương Tây. Để thực hiện mưu đồ này, họ thực hiện chính sách hai mặt:

Một là, tiến dịch xuyên tạc, phủ nhận thành quả của nền giáo dục - đào tạo Việt Nam, cho rằng nguyên nhân sâu xa và căn bản nhất của tình trạng này là do sự sai lầm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạo của Đảng, sự yếu kém trong quản lý của Nhà nước ta.

Hai là, tiếp tục ra sức quảng bá, tô vẽ, khuếch trương nền giáo dục phương Tây, coi đó là điểm đến lý tưởng, con đường duy nhất để thế hệ trẻ Việt Nam có điều kiện làm “rạng rỡ tương lai, mở mang tiền đồ của đất nước”, thông qua các hình thức hội thảo, tọa đàm, triển lãm du học, thăm quan các trường đại học danh tiếng, chúng khéo léo cài vào đó tư tưởng thoát ly dân tộc, phủ định quá khứ, đề cao lối sống thực dụng kiểu tư bản.

Đây là những luận điệu thâm độc, xảo quyệt của các thế lực phản động, mục tiêu cuối cùng của chúng là xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, đưa nước ta theo hướng TBCH hoặc phụ thuộc vào chúng.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách… Nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc và bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Trong đó, các trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện mục tiêu tạo nguồn cán bộ và nhân lực có trình độ để đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng và cả nước nói chung…Nhờ có một nền giáo dục phát triển mà đất nước ta đổi mới thành công và đang từng bước khẳng định vị thế trong quá trình hội nhập với thế giới. 

Tuy nhiên thời gian tới, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, ngành giáo dục nước ta cần nâng cao chú trọng về chất lượng giảng dạy, công tác tuyển sinh; hoàn thành quy hoạch mạng lưới, cơ cấu ngành nghề đào tạo, giáo dục đại học, dạy nghề. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị đối với giáo dục phổ thông; nhìn nhận thẳng thắn những điểm yếu còn hạn chế không để những phần tử phản động có cơ hội lợi dụng, lên án hay quy chụp cho cả hệ thống giáo dục.

Không có nhận xét nào: