Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

Nhận thức về vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước

 

Nhận thức về vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước

Hiện nay, các công trình nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam chưa có sự tiếp cận và sử dụng thống nhất thuật ngữ “phân cấp, phân quyền”.  Từ thực tiễn ở Việt Nam, có thể hiểu khái niệm phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm và phân giao nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Phân quyền theo chiều dọc (theo lãnh thổ) là việc cấp trung ương chuyển giao một phần quyền hạn, nhiệm vụ, phương tiện vật chất... cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện. Chính quyền địa phương là pháp nhân công quyền, được tự quyết định các vấn đề của địa phương trên cơ sở pháp luật. Chính quyền trung ương thực hiện kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương thông qua hệ thống pháp luật và tài phán hành chính. Trong phân quyền không tồn tại tính thứ bậc hành chính giữa các đơn vị hành chính - lãnh thổ như trong phân cấp. Các địa phương có quyền hạn riêng do Hiến pháp và pháp luật quy định.

Như vậy, phân cấp quản lý là việc chính quyền cấp trên giao nhiệm vụ cho chính quyền cấp dưới thông qua việc thực hiện quyền lập quy và lãnh đạo chính quyền cấp dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên; còn phân quyền là các cấp chính quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo ủy quyền của người dân thông qua quy định của Hiến pháp và luật, do vậy quan hệ giữa các cấp chính quyền là bình đẳng. Tuy nhiên, thực tế việc phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền thời gian qua vẫn còn những bất cập, hạn chế như:

- Chủ trương phân cấp, phân quyền giữa Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương chưa được thực hiện đồng bộ.

- Trong nhiều trường hợp, phân cấp, phân quyền vẫn “từ trên xuống”, chưa phải “từ dưới lên”, chưa tạo sự chủ động cần thiết cho các cấp địa phương, đồng thời làm cho cấp trung ương quá tải, khó kiểm soát, dễ xảy ra tham nhũng, thất thoát.

- Phân cấp, phân quyền nhưng không kèm theo điều kiện bảo đảm, không được tăng cường tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

        Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế nên ngày 10/01/2022 Chính phủ đã có nghị quyết số 04/NQ-CP về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước. Theo đó, Nghị quyết đã làm rõ các vấn đề như: phân định rõ nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm, bảo đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, của pháp luật, góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân. Do đó, những lời nói của đối tượng Nguyễn Huyền đăng trên blog Bauxite Việt Nam chỉ là nội dung xuyên tác, không phản ánh đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về công tác quản lý Nhà nước. 

Không có nhận xét nào: