Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

NHỮNG THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH XOAY QUANH VẤN ĐỀ VIỆT NAM THAM DỰ PHIÊN HỌP CẤP CAO KHÓA 55 HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

 

NHỮNG THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH XOAY QUANH VẤN ĐỀ VIỆT NAM THAM DỰ PHIÊN HỌP CẤP CAO KHÓA 55 HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

        Khóa họp lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra từ ngày 26/2 đến ngày 5/4/2024 và sẽ xem xét 10 đề mục, thảo luận về các vấn đề như quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em, chống hận thù tôn giáo, đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt… Tham dự phiên họp có 1 tổng thống, 9 phó tổng thống/phó thủ tướng và 83 bộ trưởng các nước thành viên Liên Hợp quốc, cùng Chủ tịch Đại hội đồng, Tổng Thư ký và Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc. Đây là khóa họp đầu tiên trong năm 2024 của Hội đồng Nhân quyền, năm thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025. Dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã phát biểu nhấn mạnh nội dung đã làm được của Hội đồng Nhân quyền từ khi thành lập đế nay. Bên cạnh đó là đưa ra những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt như cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước và nhiều bất công xã hội khác. Bên cạnh đấy, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Hội đồng Nhân quyền quan tâm thúc đẩy thực thi Nghị quyết 52/19 do Việt Nam chủ trì đề xuất, nhất là kêu gọi các quốc gia thúc đẩy tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, khoan dung, bao trùm, thống nhất và trân trọng sự khác biệt, đối thoại, hợp tác.

Tuy nhiên lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch đã liên tiếp đưa ra nhiều  nội dung thông tin sai lệch, chống phá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Với mục đích hạ uy tín của Việt Nam trước bạn bè thế giới; làm ảnh hưởng đến việc xin tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028. Cụ thể trên trang RFA đã tung ra bài viết: “CIVICUS: Việt Nam cần thả các tù nhân lương tâm nếu muốn tái cử vào Hội đồng Nhân quyền!” nhằm lợi dụng vấn đề nhân quyền để công kích, chống phá. Theo đó, Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS gào lên rằng: “Thật sốc khi Việt Nam đang tìm cách tái tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc. Thành tích nhân quyền của quốc gia này thật kinh khủng và tình trạng không gian dân sự ở nước này được CIVICUS Monitor đánh giá là ‘đóng’. Phụ họa cho luận điệu này RFA lu loa: “Hơn 20 người bị kết án nhiều năm tù, đa số về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của con người như quyền biểu đạt và chia sẻ thông tin. Hà Nội còn tăng cường trấn áp và bỏ tù một số lãnh đạo xã hội dân sự có đăng ký… Hiện Việt Nam đang giam giữ ít nhất 165 tù nhân chính trị, theo thống kê của HRW”. Bên cạnh đó một số tổ chức phản động, thiếu thiện chí ở nước ngoài cũng đẩy mạnh các chiến dịch đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn về tự do lập hội, tự do xuất bản báo chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước… theo tiêu chí của Mỹ và phương Tây; gắn “dân chủ”, “nhân quyền” với các vấn đề hợp tác phát triển. Một số tổ chức phi chính phủ thù địch người Việt Nam và nước ngoài có quy chế quan sát viên tại Hội đồng Kinh tế và xã hội của Liên Hợp quốc (ECOSOC) cũng lợi dụng diễn đàn của Hội đồng Nhân quyền để vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người; tổ chức trao giải cho các đối tượng chống đối để tạo dựng “ngọn cờ” chống phá Việt Nam. Một vài tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền gửi cái gọi là “thư ngỏ” tới các quốc gia thành viên Đại hội đồng Liên Hợp quốc nhằm vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028.

        Qua nội dung này, chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề, bản chất chống phá của các thế lực thù địch. Tích cực, có những bài viết phản bác các luận điệu sai trái; Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng ta trong việc kêu gọi các nước ủng hộ Việt Nam tái ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028 để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào những nỗ lực chung của Liên Hợp quốc, cũng như của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội. Người dân chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng chắc chắn rằng: Việt Nam sẽ thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của mình trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. “Chó cứ sủa, đoàn người vẫn tiến lên”, dù có dùng thủ đoạn tinh vi đến đâu và chiêu trò hèn hạ gì thì cũng vô ích mà thôi, CIVICUS cùng những kẻ chống phá cần nhớ rõ điều này!

Không có nhận xét nào: