Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Luận điệu giả nhân, giả nghĩa của Nguyễn Quang A

 

Luận điệu giả nhân, giả nghĩa của Nguyễn Quang A


Vừa qua, trên trang “Rfavietnam” có bài viết: “Quốc hội và Hội đồng nhân dân giám sát, làm sao để không chỉ là hình thức” của  Nguyễn Quang A cho rằng “ở Việt Nam Quốc hội không làm được vai trò giám sát… Quốc hội cũng không đủ chuyên môn để giám sát”. Đây là một nhận định đầy suy diễn với luận điệu giả nhân, giả nghĩa nhằm mục đích xuyên tạc, hạ thấp vai trò giám sát của Quốc hội Việt Nam.

1. Cùng với chức năng lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát là một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiến pháp năm 2013 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 đã quy định và thể hiện rõ về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; trách nhiệm cửa cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám sát.

Trong Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân cũng nêu rõ về nguyên tắc và thẩm quyền giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; quy định rất cụ thể về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Tại các kỳ họp, Quốc hội tiến hành giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước theo các phương thức như xem xét báo cáo công tác, chất vấn, giám sát văn bản, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra… Như vậy, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là rất rộng, trên các vấn đề như: Xem xét báo cáo của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân; Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Xem xét việc trả lời chất vấn, Báo cáo chuyên đề, Báo của Ủy ban lâm thời do Quốc hội lập để điều tra về một vấn đề nhất định; Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;…

2. Thực tiễn từ khi Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) được thành lập (01/1946) đến nay, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát; nhất là từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được triển khai đồng bộ, toàn diện, có nhiều điểm mới nổi bật. Quốc hội đã sử dụng các hình thức giám sát tối cao như: Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước; chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm;… đạt hiệu quả, lan tỏa tinh thần hành động tích cực, góp phần làm chuyển biến toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và vấn đề được giám sát.

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã đánh giá về việc đổi mới, nhất là  về phạm vi và cách thức tiến hành chất vấn. Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 vị bộ trưởng, trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Phạm vi chất vấn rộng, liên quan đến 4 nhóm lĩnh kinh tế tổng hợp; kinh tế ngành; nội chính, tư pháp; văn hóa, xã hội. Không chỉ thực hiện chuyên đề giám sát tối cao đối với những vấn đề đã thực hiện, có kết quả, Quốc hội còn giám sát các vấn đề đang được triển khai trên thực tiễn, như chuyên đề giám sát tối cao 03 chương trình mục tiêu quốc gia giúp Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thực hiện các Chương trình.

Năm 2023, một phương thức giám sát quan trọng nữa đã được Quốc hội thực hiện đó là lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Lần đầu tiên, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thảo luận tại hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và thảo luận Báo cáo kết quả giám sát về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, được dư luận xã hội, cử tri ghi nhận, đánh giá cao. Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, đã có 2.765 kiến nghị được tổng hợp, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; có 2.751 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 99,5%. Ngày 27/12/2023 Văn phòng Quốc hội tổ chức bình chọn 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2023; các đại biểu tham dự đã bỏ phiếu thống nhất cao: “Hoạt động giám sát của Quốc hội được tăng cường với nhiều cải tiến, đổi mới nhằm kiến tạo phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc xây dựng và thực thi pháp luật” là một trong 10 vấn đề, sự kiện tiêu biểu.

Như vậy, luận điệu suy diễn, xuyên tạc của Nguyễn Quang A và các thế lực thù địch nêu trên là một mưu đồ chống phá Quốc hội và cách mạng Việt Nam. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nhận diện và kiên quyết đấu tranh./.

Không có nhận xét nào: