Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

Một báo cáo không khách quan về nhân quyền của cơ quan Liên hợp quốc

 

Một báo cáo không khách quan về nhân quyền của cơ quan Liên hợp quốc

     – Trong thời gian qua, quá trình xây dựng báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR)  chu kỳ IV của Việt Nam đã được tiến hành một cách nghiêm túc, toàn diện, có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, cũng như các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo riêng của cơ quan Liên hợp quốc đã không được xây dựng một cách minh bạch, tương xứng với những thiện chí hợp tác và quá trình xây dựng báo cáo quốc gia của Việt Nam; hoàn toàn không thể hiện đúng thực tiễn và tinh thần hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, các ưu tiên hợp tác mà Việt Nam và các cơ quan Liên hợp quốc đã nhất trí.

 Thực tiễn minh chứng, ngay mở đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ, mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta. Nó được tiếp tục bổ sung, phát triển cùng với tiến trình của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã đề ra mục tiêu: xây dựng một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất công; có điều kiện phát triển toàn diên cá nhân. Nhận thức và quan điểm về quyền con người đã được Đảng, Nhà nước ta phát triển và hoàn thiện dần trong tiến trình đổi mới. Đại hội IX (năm 2001) của Đảng khẳng định: “Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”. Ngoài các văn kiện trên, Nghị quyết các Đại hội của Đảng và trực tiếp là các Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 12/7/1992, của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg, ngày 2/12/2004, của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 20/7/2010, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X),… cũng đã thể hiện sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng ta về vấn đề quyền con người.

Quyền con người còn được thể hiện rõ trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013. Mỗi Hiến pháp đều ghi nhận cốt lõi những điều khoản về Nhân quyền trong Hiến pháp. Riêng Hiến pháp 2013 có 11 chương, 120 Điều; trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có Điều luật nhiều nhất, gồm 36 Điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Và để triển khai trong thực tiễn, tính từ năm 2014 đến hết tháng 11/2019, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản Luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những Luật cơ bản, quan trọng, như: Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Luật Trưng cầu dân ý 2015, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, Luật Trẻ em 2016, Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Đặc xá 2018,… Trong năm 2019, Quốc hội tiếp tục thông qua nhiều Luật liên quan đến quyền con người, quyền công dân như: Luật Thi hành án hình sự, Bộ Luật lao động, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, v.v.

        Việc hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong xã hội đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp Nhân dân.

          Bởi vậy, nội dung báo cáo riêng của cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đưa ra nhiều nội dung sai sự thật, không được kiểm chứng, đánh giá không khách quan, không cân bằng, không phản ánh chính xác và đầy đủ tình hình, nỗ lực cũng như thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, cần đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào: