Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

VẠCH TRẦN NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CỦA HOÀNG LAN MỘC CHÂU

 

Vừa qua, trên mạng internet, Hoàng Lan Mộc Châu đã đăng tải bài viết với tựa đề “Việt Nam loạn lạc vì không có nhân quyền, tôn giáo bị tha hóa, và quan lại hủ bại” với những luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Y vu cáo chính sách của Nhà nước Việt Nam là “triệt hạ, chia rẽ và phá hoại tôn giáo từ ngay nội bộ”. Đặc biệt, y bịa đặt “từ khi nắm quyền, các tôn giáo là đối tượng hàng đầu để Đảng Cộng sản triệt hạ. Hàng loạt cơ sở tôn giáo bị phá hủy, tịch thu, hàng loạt tu sĩ bị cầm tù, bị giết hại”. Theo đó, thực hiện âm mưu kích động, chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết giữa các tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc. Do đó, cần nhận thức đúng về nhân quyền, chính sách tự do tôn giáo của Việt Nam là cơ sở để vạch trần những luận điệu sai trái của những phân tử phản động như Hoàng Lan Mộc Châu.

Trong suốt các thời kỳ lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm bảo vệ và thực thi các quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo luôn được quan tâm bảo đảm. Việc bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở tuân thủ đầy đủ và phù hợp với những quy định của luật pháp quốc tế về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Về phương diện Hiến pháp: Tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946 nhấn mạnh: Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các quy định về quyền con người, trong đó khẳng định rõ hơn việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, được ghi tại Điều 16: và tại Khoản 1, 2, Điều 24 khẳng định: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đồng thời là cơ sở để Nhà nước, Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam trên thực tế. Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013, ngày 18/11/2016 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được thông qua tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV với 9 chương, 8 mục và 68 điều quy định rõ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong đời sống thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay, thể hiện rõ sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ như nhau, mọi người hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Hiện nay, cả nước đã có 3700 điểm nhóm được chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc, có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo tại 36 tỉnh, thành phố; 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, được ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như mọi công dân khác theo quy định của pháp luật. Quốc hội khóa XV có 05 đại biểu là chức sắc, nhà tu hành tôn giáo: 04 đại biểu Phật giáo, 01 đại biểu Công giáo; hiện có trên 10 nghìn chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Có thể thấy, cả phương diện chính sách, pháp luật cũng như thực tiễn về bảo đảm thực thi quyền tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã chững minh rõ ràng và dứt khoát rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân Việt Nam luôn được tôn trọng và bảo vệ, cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào, không một ai có quyền xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Những luận điệu của Hoàng Lan Mộc Châu đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận tình hình nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cần phải được lên án mạnh mẽ và bác bỏ./.

Không có nhận xét nào: