Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới

 

Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo khẳng định: Ý chí của nhân dân chính là thành trì vững chắc nhất để giữ nước. Nguyễn Trãi lấy tư tưởng “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” làm nền tảng để phát huy tối đa sức mạnh của nhân dân, đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi vẻ vang. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”. Trung thành vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc. Nền tảng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Đồng thời, sức mạnh ấy được tạo nên từ mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và nhân dân; niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đó còn là sự đoàn kết trong Đảng, giữa các giai tầng xã hội, cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là sự đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình, tiến bộ trên thế giới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình mới, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân đang đứng trước những thách thức mới. Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc. Việc tập hợp nhân dân vào Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế, nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ở một số vùng có đông đồng bào theo đạo, đồng bào dân tộc thiểu số… Để kịp thời khắc phục những tồn tại trên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023, Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Nghị quyết xác định mục tiêu: “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc; góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Hiện thực hóa mục tiêu đó, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần chủ động tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập và quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung cốt lõi của Nghị quyết cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Triển khai thực hiện Nghị quyết bằng các chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; đồng thời làm tốt một số nội dung biện pháp sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc; về vị trí, tầm quan trọng của phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới. Từ đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, và nhân dân về củng cố, tăng cường và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, kiên quyết, kiên trì thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh theo các Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII và Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách về phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và giải quyết hài hoà lợi ích trong xã hội.

Bốn là, thực hiện tốt công tác nắm bắt dư luận xã hội, chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp, kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo góp phần tuyên truyền, vận động, tạo đồng thuận xã hội, động viên nhân dân tham gia tích cực tham gia phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của địa phương, đất nước; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Năm là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng cơ chế phù hợp để nhân dân tham gia ý kiến vào quá trình hoạch định chính sách, quyết định những vấn đề lớn và quan trọng của đất nước, những vấn đề có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân. Các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước nêu cao tinh thần cầu thị, tiếp thu, trách nhiệm thông tin, giải trình của các cơ quan nhà nước đối với những kiến nghị, đề xuất của nhân dân theo quy định.

Cùng với triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương, nhân dân ta cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những luận điệu vu khống, xuyên tạc của các phần tử cơ hội, phản động muốn phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, nhằm làm cho đất nước ta, dân tộc ta suy yếu “từ bên trong”. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình hiện nay, chỉ có “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” mới tạo nên sức mạnh vô địch, giúp dân tộc ta, đất nước ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức để phát triển toàn diện, bền vững./.

ĐẬP TAN MỌI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 

ĐẬP TAN MỌI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản, hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vậy mà, trên trang “Voatiengviet” một số phần tử phản động ngang nhiên đưa ra những luận điệu sai trái nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bọn phản động xuyên tạc rằng: “Công cuộc “đốt lò” chưa kịp làm giảm tham nhũng nhưng đã kịp làm cho bộ máy hành chính “tê liệt”. Không dừng lại ở đó, bọn phản động còn ra sức kích động: “Đảng Cộng sản hoàn toàn có thể  giải tán hoặc biến tất cả các cơ quan đoàn thể trở thành những tổ chức dân sự”. Thực chất, đây là những luận điệu sai trái của bọn phản động; trước những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, bọn phản động đã hiện nguyên hình với bản chất nham hiểm, điên cuồng chống phá Đảng và Nhà nước ta; bọn chúng trắng trợn nói sai sự thật, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết, những người nhẹ dạ cả tin; kích động những phần tử bất mãn hùa theo những việc làm sai trái của chúng; nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác để không mắc mưu của kẻ xấu.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ…nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng…xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh…đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đặc biệt trong gần 40 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tỏ rõ, khẳng định, xứng đáng là lực lượng chính trị duy nhất hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không có bất kỳ lực lượng chính trị nào có thể thay thế được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; cả hệ thống chính trị vào cuộc; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay: Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2023 đạt hơn 430 tỷ USD, tăng 58 lần so với năm 1986; giai đoạn 1986-2022, nước ta lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt gần 4.300 USD, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế. Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á; đứng thứ 35 trên thế giới; quy mô thương mại trong top 20 thế giới.

Năm 2023 tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt 5,05% là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới; thu ngân sách nhà nước vượt 133,4 nghìn tỷ VNĐ = 8,2% dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 39,4 tỷ USD, tăng 34,5%; số hộ gia đình có thu nhập tăng lên và ổn định đạt 94,1%. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức BB lên mức BB+, với triển vọng “ổn định”; xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc; chỉ số phát triển con người tăng 8 bậc; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc. Theo một số dự báo, đến năm 2030, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 800 tỷ USD, gấp 2,4 lần năm 2020; đến năm 2045, quy mô GDP đạt khoảng 2.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2030 và gấp 6,9 lần năm 2020.

Thực tiễn sinh động nêu trên một mặt khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước; của cả hệ thống chính trị và vai trò, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, là bằng chứng đanh thép nhất bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái của bọn phản động đang ra sức xuyên tạc, bịa đặt, kích động trên trang Voatiengviet.com. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; quản lý của Nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, nhận diện chính xác bộ mặt xấu xa của bọn phản động; kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái của bọn chúng; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên của nhân dân ta./.

LẠI BÀN VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ HỘI ĐOÀN!

 

LẠI BÀN VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ HỘI ĐOÀN!

Vừa qua, tiếp tục lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Vũ Hoàng Anh đã đăng bài viết: “Tín Ngưỡng & Hội Đoàn” trên trang “Quyenduocbiet”. Nội dung bài viết là những biện dẫn trái ngược quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; cố tình kích động, đòi “tự do” hoạt động tín ngưỡng và hội đoàn ngoài vòng luật pháp. Bởi vậy, cần đấu tranh và khẳng định như sau:

Thứ nhất, ở mỗi quốc gia mọi hoạt động của các tổ chức xã hội trong đó có hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn tôn giáo đều phải tuân thủ theo pháp luật. Làm việc theo hiến pháp và pháp luật là văn minh ở mỗi quốc gia. Các hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn của tôn giáo cũng không ngoại lệ, nhất là các hoạt động đó không làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sự ổn định, phát triển xã hội. Công ước châu Âu, tại Điều 9 khẳng định: Quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của một người chỉ bị luật pháp giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phục vụ an ninh công cộng, bảo vệ trật tự trị an, sức khỏe, chuẩn mực đạo đức chung hoặc các quyền và sự tự do của người khác.

Trên thực tế, ở bất cứ quốc gia nào, việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động không đúng pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh, ổn định xã hội, cản trở sự phát triển đất nước, ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác thì đều bị xử lý. Cảnh sát Mỹ vào năm 2012 đã bắt giữ 07 thành viên nhóm Hutaree (Hu-ta-ri) tự xưng là “chiến binh Thiên chúa giáo” vì có âm mưu chống lại chính quyền; Tòa án Tối cao Nhật Bản năm 2018 đã thi hành án tử hình đối với 06 thành viên giáo phái “Ngày tận thế” (Aum Shinrikyo) cùng thủ lĩnh là Giáo chủ Shoko Asahara do gây ra vụ tấn công bằng chất độc Sarin nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm Tokyo và các tội ác khác. Điều đó cho thấy, luận điệu của Vũ Hoàng Anh cho rằng hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn “Đi ngược lại chủ trương của đãng thì sẽ bị trù dập, bỏ tù” là không đúng, bởi vì: Ở Việt Nam, chỉ có những người, những hoạt động hội đoàn lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành các hoạt động vi phạm luật pháp mới bị xử lý.

Thứ hai, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn có chủ trương, chính sách và xử lý đúng đắn vấn đề tự do hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn. Việt Nam không đưa ra giới hạn nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp 2013 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đều khẳng định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Thực tiễn ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử và chung sống đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc. Nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam nên đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều biến đổi sâu sắc, các tôn giáo đều tăng về số lượng và quy mô hoạt động cả trong nước và quốc tế. Những thành tựu đó không chỉ nhân dân trong nước, trong đó có tín đồ các tôn giáo ghi nhận, mà còn được cả cộng đồng quốc tế thừa nhận. Do vậy, những nhận định “nhà cầm quyền csvn luôn luôn tìm đủ mọi cách để xâm nhập vào mọi tầng lớp sinh hoạt của người dân để kiểm soát, bắt bớ, đàn áp”; “cơ quan chính quyền tìm cách phá hoại, ngăn cản”; “Việt Nam không bao giờ có tự do tín ngưỡng” của Vũ Hoàng Anh là thiếu khách quan, không đúng với thực tế ở Việt Nam.

Như vậy, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm trong thực tế, không có việc “đàn áp”, hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Mọi người, tổ chức xã hội trong đó có tổ chức tôn giáo sẽ mãi đồng hành với dân tộc, với Đảng, cùng chung tay phấn đấu đạt mục tiêu vì con người, dân chủ, công bằng, văn minh, vì sự phồn vinh của đất nước và đập tan những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng và hội đoàn cũng như tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam./.

Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam

 

Mới đây trên trang mạng “Rfavietnam”, RFA đã đăng bài viết “Nhân quyền không có tiếng nói”. Nội dung bài viết mang tính quy chụp, thiếu khách quan, với ý đồ đen tối chống phá quan điểm, đường lối của Đảng, về nhân quyền ở Việt Nam. RFA tổng kết trong năm 2023 với các cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; một số nhận định của người Thượng ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên cho rằng nguyên nhân vụ nổ súng là do kỳ thị sắc tộc, nghèo đói và bất công… Thâm độc hơn chúng còn cho rằng Việt Nam “Đàn áp xã hội dân sự”, chính quyền đã giữ bắt và kết án hàng loạt các nhà hoạt động môi trường trong các năm 2021 và 2022, trong năm 2023,.. Phải khẳng định một điều rằng: Đây là những luận điệu hết sức phản động, phi khoa học, mang tính áp đặt, quy chụp không có cơ sở lý luận và thực tiễn.

Trước hết, cần nhận rõ “dân chủ”, “nhân quyền” là mũi tấn công chủ yếu

của các thế lực thù địch. Sau thành công của những xung đột chính trị nhằm lật đổ chế độ chính trị ở một số quốc gia Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi bằng các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng cam”, “cách mạng đường phố”,… các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, trong đó có chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”. Mục đích của các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xuyên tạc làm rối loạn tình hình chính trị ở Việt Nam, v.v. Những phương thức cụ thể mà họ vẫn thường sử dụng là: lợi dụng danh nghĩa “nhà dân chủ”, “đấu tranh vì nhân quyền” để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực những hạn chế trong quản lý xã hội của chính quyền cơ sở, thiếu sót trong quản lý, điều hành đất nước hoặc những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết để lôi kéo, kích động những phần tử bất mãn với chế độ đẩy mạnh các hoạt động gây rối, biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Cùng với đó, họ ra sức cổ xúy, cường điệu hóa các giá trị dân chủ tư sản phương Tây, tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của quyền con người với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc”; xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ hai, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, người dân Việt Nam thấu hiểu những giá trị to lớn của độc lập, tự do, hiểu rõ quyền con người và cũng nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đâu là đối tác, đối tượng. Thực tiễn cho thấy: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, là mục tiêu và là động lực của cách mạng Việt Nam. Đó không phải là khái niệm trừu tượng, chung chung, là thứ “bánh vẽ” mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để kích động chống phá. Đó là ước mơ cháy bỏng, thành quả vĩ đại mà dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh biết bao máu xương mới giành được. Nền dân chủ đó luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc, của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng với phát triển kinh tế, Đảng ta luôn quan tâm củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chăm lo bảo đảm quyền con người; phấn đấu để nhân dân tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào các hoạt động chính trị – xã hội.

Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước cũng như ký kết tham gia các công ước quốc tế về quyền con người. Hiến pháp, hệ thống luật và nhiều văn bản pháp lý của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận và thể chế hóa quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội; quy định rõ quyền và nghĩa vụ công dân, như: quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo.

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực; vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng lên, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Bạn bè và du khách quốc tế đến Việt Nam đều nhận thấy sự đổi thay từng ngày và coi đây là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách, một đất nước có chính trị – xã hội ổn định, kinh tế phát triển mạnh mẽ, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường, quyền tự do, dân chủ của người dân luôn được tôn trọng và phát huy. Đặc biệt, vấn đề dân chủ, nhân quyền được Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn, phù hợp và đạt được nhiều kết quả thiết thực, không thể phủ nhận.

Để không bị kẻ xấu dẫn dắt, tin nghe theo những luận điệu sai sự thật, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin không chính thống xuyên tạc việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động./.

ĐẬP TAN MỌI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 

ĐẬP TAN MỌI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản, hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vậy mà, trên trang “Voatiengviet” một số phần tử phản động ngang nhiên đưa ra những luận điệu sai trái nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bọn phản động xuyên tạc rằng: “Công cuộc “đốt lò” chưa kịp làm giảm tham nhũng nhưng đã kịp làm cho bộ máy hành chính “tê liệt”. Không dừng lại ở đó, bọn phản động còn ra sức kích động: “Đảng Cộng sản hoàn toàn có thể  giải tán hoặc biến tất cả các cơ quan đoàn thể trở thành những tổ chức dân sự”. Thực chất, đây là những luận điệu sai trái của bọn phản động; trước những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, bọn phản động đã hiện nguyên hình với bản chất nham hiểm, điên cuồng chống phá Đảng và Nhà nước ta; bọn chúng trắng trợn nói sai sự thật, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết, những người nhẹ dạ cả tin; kích động những phần tử bất mãn hùa theo những việc làm sai trái của chúng; nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác để không mắc mưu của kẻ xấu.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ…nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng…xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh…đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đặc biệt trong gần 40 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tỏ rõ, khẳng định, xứng đáng là lực lượng chính trị duy nhất hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không có bất kỳ lực lượng chính trị nào có thể thay thế được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; cả hệ thống chính trị vào cuộc; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay: Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2023 đạt hơn 430 tỷ USD, tăng 58 lần so với năm 1986; giai đoạn 1986-2022, nước ta lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt gần 4.300 USD, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế. Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á; đứng thứ 35 trên thế giới; quy mô thương mại trong top 20 thế giới.

Năm 2023 tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt 5,05% là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới; thu ngân sách nhà nước vượt 133,4 nghìn tỷ VNĐ = 8,2% dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 39,4 tỷ USD, tăng 34,5%; số hộ gia đình có thu nhập tăng lên và ổn định đạt 94,1%. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức BB lên mức BB+, với triển vọng “ổn định”; xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc; chỉ số phát triển con người tăng 8 bậc; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc. Theo một số dự báo, đến năm 2030, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 800 tỷ USD, gấp 2,4 lần năm 2020; đến năm 2045, quy mô GDP đạt khoảng 2.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2030 và gấp 6,9 lần năm 2020.

Thực tiễn sinh động nêu trên một mặt khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước; của cả hệ thống chính trị và vai trò, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, là bằng chứng đanh thép nhất bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái của bọn phản động đang ra sức xuyên tạc, bịa đặt, kích động trên trang Voatiengviet.com. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; quản lý của Nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, nhận diện chính xác bộ mặt xấu xa của bọn phản động; kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái của bọn chúng; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên của nhân dân ta./.

ĐẬP TAN MỌI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

 

ĐẬP TAN MỌI LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Chưa bao giờ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lại được thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, quyết liệt, bài bản, hiệu quả như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Vậy mà, trên trang “Voatiengviet” một số phần tử phản động ngang nhiên đưa ra những luận điệu sai trái nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Bọn phản động xuyên tạc rằng: “Công cuộc “đốt lò” chưa kịp làm giảm tham nhũng nhưng đã kịp làm cho bộ máy hành chính “tê liệt”. Không dừng lại ở đó, bọn phản động còn ra sức kích động: “Đảng Cộng sản hoàn toàn có thể  giải tán hoặc biến tất cả các cơ quan đoàn thể trở thành những tổ chức dân sự”. Thực chất, đây là những luận điệu sai trái của bọn phản động; trước những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, bọn phản động đã hiện nguyên hình với bản chất nham hiểm, điên cuồng chống phá Đảng và Nhà nước ta; bọn chúng trắng trợn nói sai sự thật, đánh lừa những người thiếu thông tin, kém hiểu biết, những người nhẹ dạ cả tin; kích động những phần tử bất mãn hùa theo những việc làm sai trái của chúng; nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần hết sức cảnh giác để không mắc mưu của kẻ xấu.

Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ…nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng…xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh…đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đặc biệt trong gần 40 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tỏ rõ, khẳng định, xứng đáng là lực lượng chính trị duy nhất hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không có bất kỳ lực lượng chính trị nào có thể thay thế được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; cả hệ thống chính trị vào cuộc; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay: Tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2023 đạt hơn 430 tỷ USD, tăng 58 lần so với năm 1986; giai đoạn 1986-2022, nước ta lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt gần 4.300 USD, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế. Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á; đứng thứ 35 trên thế giới; quy mô thương mại trong top 20 thế giới.

Năm 2023 tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt 5,05% là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới; thu ngân sách nhà nước vượt 133,4 nghìn tỷ VNĐ = 8,2% dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 681 tỷ USD; xuất siêu 28,3 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 39,4 tỷ USD, tăng 34,5%; số hộ gia đình có thu nhập tăng lên và ổn định đạt 94,1%. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Fitch Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức BB lên mức BB+, với triển vọng “ổn định”; xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc; chỉ số phát triển con người tăng 8 bậc; chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc. Theo một số dự báo, đến năm 2030, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 800 tỷ USD, gấp 2,4 lần năm 2020; đến năm 2045, quy mô GDP đạt khoảng 2.400 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2030 và gấp 6,9 lần năm 2020.

Thực tiễn sinh động nêu trên một mặt khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò quản lý của Nhà nước; của cả hệ thống chính trị và vai trò, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, là bằng chứng đanh thép nhất bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái của bọn phản động đang ra sức xuyên tạc, bịa đặt, kích động trên trang Voatiengviet.com. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; quản lý của Nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam cần đề cao cảnh giác, nhận diện chính xác bộ mặt xấu xa của bọn phản động; kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái của bọn chúng; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống bình yên của nhân dân ta./.

TINH THẦN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT LÀ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC

 

TINH THẦN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT LÀ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC

Vừa qua trên trang mạng Baotiengdan, bút danh Đỗ Kim Thêm đăng bài “Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam” ám chỉ, tiên đoán vô căn cứ cho rằng “hệ thống pháp quyền của Việt Nam sẽ ngày càng tồi tệ hơn”…Thực tế cho thấy, chính những kẻ nhân danh công lý, các nhà gọi là bảo vệ nhân quyền kia… đang ráo riết xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền lại đang thực hiện những hành động can thiệp thô bạo vào vấn đề nội bộ, xâm phạm các quyền tự chủ, tự quyết của Việt Nam, cản trở tiến trình phát triển và “thượng tôn pháp luật” vì mục tiêu đem lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh cho người dân Việt Nam. Thực chất là lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, hành động chống phá cách mạng Việt Nam, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích, quyền lợi chính  đáng của nhân dân.

Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam hiện nay: bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tôn trọng, bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo trong phạm vi “phép nước”; tinh thần “Thượng tôn pháp luật” không phải chỉ là những khẩu hiệu, những lời tuyên bố mà chính là đặc trưng, bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với Luật pháp quốc tế, với Hiến pháp Việt Nam. Bằng chứng là từ năm 2016 đến nay chỉ số thượng tôn pháp luật của Việt Nam từ hạng 67 thăng hạng lên 87 là thăng lên 20 bậc so với 142 nước do tổ chức World Justice Project (WJP) công bố, là nước có sự thăng hạng nhanh nhất ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đang nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, dân chủ, tiến bộ, văn minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, luôn xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Để bảo đảm và giữ vững bản chất dân chủ ưu việt, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định phải coi trọng việc bảo vệ dân chủ, nhân quyền, bảo đảm tốt nhất mọi quyền lợi của nhân dân, hơn thế, không chỉ cần mà còn phải luôn “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”, để nhân dân tham gia quyết định những vấn đề lớn của đất nước theo phương châm “Dân biết, dân  bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Sẵn sàng xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị – xã hội hoặc vi phạm dân chủ, vi phạm pháp luật làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân. Mọi nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiến pháp cũng khẳng định rõ: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều hướng tới ghi nhận và bảo đảm, bảo vệ ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mọi người dân.

Thượng tôn pháp luật, đó là vấn đề cơ bản, tất yếu của mỗi quốc gia. Một đất nước khi mà nền pháp chế được tuân thủ nghiêm minh, mọi thành viên trong xã hội đều tuân thủ luật pháp, trên cơ sở hiểu đúng và làm đúng pháp luật cũng chính là tự bảo đảm quyền tự do, dân chủ của mình; không có xã hội nào lại có cái quyền tự do tuyệt đối hay tự do vô chính phủ. Thượng tôn pháp luật là đòi hỏi, là tiêu chí của một chế độ dân chủ, văn minh mà ở Việt Nam chính là tuân thủ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hệ thống pháp luật luôn mang bản chất của dân, do dân và vì dân. Mọi công dân, tổ chức và cá nhân sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều phải hiểu và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu chế tài xử lý của luật pháp, không phân biệt đẳng cấp, vị trí, không có vùng cấm, không có ai được phép đứng ngoài luật pháp.

Những năm qua, cứ mỗi lần có những công dân, hoặc những kẻ lợi dụng xem thường luật pháp, sau nhiều lần giáo dục, cảnh báo, răn đe nhằm giúp họ nhận thức đúng và dừng ngay những hành vi vi phạm luật pháp, song họ vẫn cố tình vi phạm luật pháp, vi phạm vào Điều 117 Bộ luật hình sự Việt Nam “Tội làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam về “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý nghiêm.

Do vậy, mọi sự phản đối đòi bác bỏ một số điều của luật pháp Việt Nam đều là sự thiển cận và không có cơ sở. Những luận điệu xuyên tạc, vu khống về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là những lời nói bôi nhọ, vu cáo Đảng, Nhà nước, khích động tư tưởng chống phá, gây mất ổn định chính trị, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cuộc sống lao động và lợi ích của nhân dân. Những luận điệu đó được phát ra từ những kẻ cơ hội chính trị, phản động, luôn lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân Việt Nam phải được nghiêm trị theo đúng pháp luật, để luật pháp của Việt Nam luôn phải được “Thượng tôn”./.

Ra mắt phần mềm phòng, chống lừa đảo nTrust

 

Ra mắt phần mềm phòng, chống lừa đảo nTrust

 Ngày 30-7, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia ra mắt phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust.

nTrust là ứng dụng hoàn toàn miễn phí, sử dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), giúp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo thông qua kiểm tra số điện thoại, số tài khoản, đường dẫn trang web (link) và mã QR.

Phần mềm cũng hỗ trợ chức năng rà soát, quét các ứng dụng trên điện thoại, phát hiện mã độc hoặc phần mềm giả mạo. Người dùng có thể tải phần mềm từ 2 chợ ứng dụng phổ biến là Google Play với hệ điều hành Android và App Store với hệ điều hành iOS (điện thoại iPhone).

Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia cho biết: “Hiện tại cơ sở dữ liệu phòng chống lừa đảo nTrust đã có hơn 1 triệu bản ghi, được xác minh, tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức an ninh mạng thành viên của Hiệp hội. Chúng tôi hy vọng sau khi ra mắt, với sự tham gia của cộng đồng người dùng, bộ dữ liệu này sẽ tăng nhanh trong thời gian tới”.

Người dùng có thể tải nTrust bắt đầu từ hôm nay để bảo vệ điện thoại và tham gia ngay cộng đồng phòng chống lừa đảo nTrust. Theo đó, nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào về lừa đảo, người dùng có thể gửi báo cáo số điện thoại, số tài khoản, đường link, app nghi ngờ về trung tâm thông qua tính năng tích hợp sẵn trên phần mềm. Các dữ liệu báo cáo này sẽ được tập hợp, xác minh và cập nhật cho toàn bộ cộng đồng người sử dụng nTrust.

Phần mềm phòng chống lừa đảo nTrust đề cao việc đảm bảo tính riêng tư, cho phép người dùng chủ động hoàn toàn trong việc kiểm soát, lựa chọn các thông tin cần kiểm tra, báo cáo.

Đặc biệt, khác với các phần mềm nước ngoài có tính năng tương tự trên thị trường, toàn bộ quá trình xử lý liên quan đến kiểm tra cuộc gọi lừa đảo, làm phiền sẽ chỉ được thực hiện trên điện thoại, không gửi bất cứ thông tin gì về máy chủ.