Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam

 

Mới đây trên trang mạng “Rfavietnam”, RFA đã đăng bài viết “Nhân quyền không có tiếng nói”. Nội dung bài viết mang tính quy chụp, thiếu khách quan, với ý đồ đen tối chống phá quan điểm, đường lối của Đảng, về nhân quyền ở Việt Nam. RFA tổng kết trong năm 2023 với các cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; một số nhận định của người Thượng ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên cho rằng nguyên nhân vụ nổ súng là do kỳ thị sắc tộc, nghèo đói và bất công… Thâm độc hơn chúng còn cho rằng Việt Nam “Đàn áp xã hội dân sự”, chính quyền đã giữ bắt và kết án hàng loạt các nhà hoạt động môi trường trong các năm 2021 và 2022, trong năm 2023,.. Phải khẳng định một điều rằng: Đây là những luận điệu hết sức phản động, phi khoa học, mang tính áp đặt, quy chụp không có cơ sở lý luận và thực tiễn.

Trước hết, cần nhận rõ “dân chủ”, “nhân quyền” là mũi tấn công chủ yếu

của các thế lực thù địch. Sau thành công của những xung đột chính trị nhằm lật đổ chế độ chính trị ở một số quốc gia Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi bằng các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng cam”, “cách mạng đường phố”,… các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam với những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn, trong đó có chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”. Mục đích của các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xuyên tạc làm rối loạn tình hình chính trị ở Việt Nam, v.v. Những phương thức cụ thể mà họ vẫn thường sử dụng là: lợi dụng danh nghĩa “nhà dân chủ”, “đấu tranh vì nhân quyền” để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực những hạn chế trong quản lý xã hội của chính quyền cơ sở, thiếu sót trong quản lý, điều hành đất nước hoặc những vấn đề bức xúc, khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết để lôi kéo, kích động những phần tử bất mãn với chế độ đẩy mạnh các hoạt động gây rối, biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Cùng với đó, họ ra sức cổ xúy, cường điệu hóa các giá trị dân chủ tư sản phương Tây, tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của quyền con người với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc”; xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người, tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ hai, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, người dân Việt Nam thấu hiểu những giá trị to lớn của độc lập, tự do, hiểu rõ quyền con người và cũng nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đâu là đối tác, đối tượng. Thực tiễn cho thấy: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, là mục tiêu và là động lực của cách mạng Việt Nam. Đó không phải là khái niệm trừu tượng, chung chung, là thứ “bánh vẽ” mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để kích động chống phá. Đó là ước mơ cháy bỏng, thành quả vĩ đại mà dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh biết bao máu xương mới giành được. Nền dân chủ đó luôn gắn liền với vận mệnh của dân tộc, của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng với phát triển kinh tế, Đảng ta luôn quan tâm củng cố và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chăm lo bảo đảm quyền con người; phấn đấu để nhân dân tham gia ngày càng hiệu quả hơn vào các hoạt động chính trị – xã hội.

Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước cũng như ký kết tham gia các công ước quốc tế về quyền con người. Hiến pháp, hệ thống luật và nhiều văn bản pháp lý của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận và thể chế hóa quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa – xã hội; quy định rõ quyền và nghĩa vụ công dân, như: quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo.

Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên nhiều lĩnh vực; vị thế, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng lên, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Bạn bè và du khách quốc tế đến Việt Nam đều nhận thấy sự đổi thay từng ngày và coi đây là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách, một đất nước có chính trị – xã hội ổn định, kinh tế phát triển mạnh mẽ, quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường, quyền tự do, dân chủ của người dân luôn được tôn trọng và phát huy. Đặc biệt, vấn đề dân chủ, nhân quyền được Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn, phù hợp và đạt được nhiều kết quả thiết thực, không thể phủ nhận.

Để không bị kẻ xấu dẫn dắt, tin nghe theo những luận điệu sai sự thật, mỗi người cần nâng cao nhận thức, tỉnh táo và cảnh giác trước những thông tin không chính thống xuyên tạc việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Chủ động đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động./.

Không có nhận xét nào: