Hạnh Nhân - kẻ “táng tận lương tâm”
- Những ngày qua, nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế vô cùng thương tiếc, chia buồn khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - nhà lãnh đạo xuất sắc, tài năng và đức độ của dân tộc ta từ trần, thì lại có những kẻ “táng tận lương tâm” nhân cơ hội này đưa ra những bài viết xuyên tạc, hạ thấp uy tín và công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trên trang facebook Việt Tân, Hạnh Nhân đăng bài “Cùng nhìn lại 14 năm cầm quyền”, xuyên tạc rằng: “Trong thời gian 14 năm cầm quyền của ông Trọng kinh tế Việt Nam phát triển ra sao, an sinh xã hội thế nào? Đời sống của người dân cũng như các vấn đề về y tế, giáo dục… Hay làm Tổng Bí thư chỉ cần nhìn vào thấy đơn sơ giản dị là đủ rồi?”.
Cần khẳng định ngay rằng, đây là luận điệu xuyên tạc hết sức lạc lõng và lố bịch của Hạnh Nhân trước những công lao, sự cống hiến trọn cuộc đời mình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam. Khi những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói riêng là vô cùng to lớn.
Chúng ta đều biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế đất nước đã không ngừng phát triển, Việt Nam là địa chỉ tin cậy thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đội ngũ doanh nhân trong nước phát triển mạnh mẽ. Trong đó, với vai trò là người đứng đầu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lãnh đạo, đưa đất nước đạt được những thành tựu quan trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thay mặt Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương trực tiếp ký 03 nghị quyết lớn về phát triển kinh tế, đó là: Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Cả 03 nghị quyết quan trọng này đã đi vào cuộc sống và giúp gặt hái được rất nhiều thành tựu, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; vừa phát huy được sức mạnh nội lực, giá trị văn hóa, tiềm năng con người Việt Nam, vừa đón đầu thời cơ, tận dụng ngoại lực để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thu hút các công ty sản xuất nước ngoài bằng các biện pháp như tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14 (World Economic League Table) của Trung tâm tư vấn CEBR (Vương quốc Anh) vừa công bố đánh giá Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 34 với quy mô GDP 434 tỉ USD. Vị trí này dự kiến có thể tăng nhanh, đạt thứ 24 vào năm 2033.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%. Trong đó, Khu vực công nghiệp và xây dựng phục hồi tích cực, đặc biệt là ngành công nghiệp chủ lực chế biến, chế tạo; khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ vẫn duy trì ổn định. Đầu tư công (ĐTC) tiếp tục được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, thúc đẩy, thu hút vốn FDI tăng trưởng tốt, giúp tăng năng lực, mở rộng sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động; đồng thời, tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.
Những thành tựu kinh tế Việt Nam đạt được ngày hôm nay có dấu ấn rất sâu đậm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mười ba năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại những định hướng lớn, quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Di sản, dấu ấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam sẽ được nhiều thế hệ đời sau ghi nhớ. Vì vậy, giọng điệu mà Hạnh Nhân rêu rao chỉ là sự xuyên tạc lố bịch, lạc lõng của kẻ “tán tận lương tâm”cần phải nên án, đấu tranh, bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét