KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG GIỮA VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA
Gần đây, nhân sự kiến chuyến thăm của Tổng Liên bang Nga Vladimir Putin đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều tờ báo trong nước và cơ quan ngôn luận đã tập trung vào mối quan hệ truyền thống lâu dài giữa Việt Nam và Liên bang Nga, cũng như hợp tác kinh tế, quốc phòng giữa hai nước. Tuy nhiên, đây cũng là thời cơ và cũng là cái “cớ” để các trang mạng phản động, những kẻ luôn có sự đố kỵ, thâm thù với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng và Nhà nước.
Trên trang “Bbc” phát tán bài viết với tiêu đề: “Ông Putin tới Việt Nam: Quốc tế nói gì khác với báo chí Việt Nam?” Trước đó, trong bài viết ngày 17/6 trên “Reuters” đưa tin về chuyến thăm của Tổng Liên bang Nga Vladimir Putin tới Việt Nam người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết: “Không có quốc gia nào nên cho Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và nếu làm vậy là cho phép ông ta bình thường hóa những tội ác của mình”. “Nếu ông ta có thể đi lại tự do, điều này có thể bình thường hóa những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.
Có thể thấy, tất cả những lời lẽ, cùng các phát ngôn, nhận định trên là không có cơ sở, phiến diện, bịa đặt, với dụng ý nói xấu nhằm bôi nhọ, phá hoại quan hệ hữu nghị Việt – Liên bang Nga.
Trước hết, Liên bang Nga là đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, việc Nguyên thủ thăm nhau, củng cố quan hệ cũng giống với các nước khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, … là vì lợi ích dân tộc, thể hiện đúng đường lối đối ngoại theo tinh thần độc lập, tự chủ, đa phương hóa, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và đóng góp vào hòa bình, ổn định trên thế giới.
Thứ hai, nhìn lại lịch sử, trải qua hơn 72 năm kể từ khi Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã có bề dày lịch sử, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp, trở thành tài sản vô cùng quý giá của hai dân tộc . Vượt qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, hai nước tiếp tục giữ vững mối quan hệ và phát triển mối quan hệ truyền thống. Đồng thời, Việt Nam và Liên bang Nga ký Tuyên bố chung về mối quan hệ Đối tác chiến lược vào ngày 01/3/2001; ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày 27/7/2012. Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam – Liên bang Nga được thể hiện qua sự gắn bó, hiểu biết và tin cậy; sự giúp đỡ và hợp tác lẫn nhau trong suốt những năm tháng chiến tranh gian khổ của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, khôi phục kinh tế sau ngày đất nước được thống nhất, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển ngày nay.
Thứ ba, cùng bày tỏ chứng kiến phản bác lại các luận điệu bịa đặt, xuyên tạc của các phần tử chống đối Việt Nam, chính Ông Ian Storey, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEA – Yusof Ishak có trụ sở tại Singapo, khẳng định với Reuters một cách thẳng thắn, công bằng, không thiên vị, mạch lạc, rằng “Trên quan điểm của Hà Nội, chuyến thăm của Ông Putin nhằm chứng tỏ rằng Việt Nam theo đuổi đường lối đối ngoại cân bằng, không đi theo bất kỳ cường quốc nào”.
Như vậy, khẳng định rằng, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga phát triển rất tốt đẹp, nhanh chóng, toàn diện; là một mô hình trong quan hệ hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, phù hợp với lợi ích hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. Chuyến thăm cấp Nhà nước lần này của Tổng thống Vladimir Putin có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm sâu sắc hơn nữa trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực hiện thực hóa Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030.
Mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động về chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin, cũng như xuyên tạc về ngoại giao, chính sách ngoại giao của Việt Nam chống phá đất nước và nhân dân Việt Nam cần được nhận diện kịp thời và cương quyết đấu tranh phản bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét