Quan điểm sai trái về ý thức chính trị và trách nhiệm của cán bộ, công chức
- Mới đây, BBC đăng bài viết “Cán bộ sợ trách nhiệm: hệ quả của chiến dịch ‘đốt lò’?”, cho rằng đây là hậu quả của chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực, hay còn gọi là chiến dịch “đốt lò” do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, nhằm xuyên tạc về tình hình chính trị tại Việt Nam. Đây là nhận định không đúng tình hình thực tế, chỉ mang tính chất chống phá của các thế lực thù địch, bởi:
Chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo ra một môi trường làm việc minh bạch, công bằng, và đặc biệt là nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ. Việc xử lý nghiêm minh các trường hợp tham nhũng, tiêu cực không chỉ răn đe những cá nhân sai phạm mà còn khích lệ các cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực và liêm chính. Thực tế cho thấy, các quy định và chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ yên tâm công tác, phát huy hết năng lực và sở trường của mình, như: Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị (khóa XIII) về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, v.v. Đây là chứng minh sự cam kết của Đảng và Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho cán bộ phát huy hết khả năng và đảm bảo họ không phải sợ trách nhiệm khi làm việc vì lợi ích chung.
Nhận thức sai lầm về sự thiếu trách nhiệm của cán bộ xuất phát từ một số ít trường hợp cá biệt. Cần khẳng định rõ: một số cán bộ, công chức và viên chức thiếu trách nhiệm hoặc sợ trách nhiệm, không dám ra quyết định chỉ là số ít trường hợp cá biệt, không phải của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức và cả hệ thống. Thực tế, rất nhiều cán bộ đã và đang làm việc tận tụy, trung thực và có trách nhiệm cao trong công việc của mình; họ chính là những người đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. Vì vậy, việc chỉ dựa vào một số trường hợp cá biệt để đưa ra nhận định chung về toàn bộ đội ngũ cán bộ là thiếu công bằng và không khách quan.
Các văn bản pháp luật và chính sách đã được ban hành nhằm bảo vệ và khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách nhằm bảo vệ và khuyến khích các cán bộ dám nghĩ, dám làm, góp phần thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo trong công việc. Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đặt ra các mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “có đủ phẩm chất, năng lực, chuyên nghiệp, liêm chính, chí công, vô tư. Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới đề ra các nhiệm vụ đối với công tác cán bộ, trong đó yêu cầu: chủ trương của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đã nhấn mạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy hết năng lực và sở trường của mình. Nghị định số 73/2023/NĐ-CP, ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Ngoài ra, trong các cuộc họp Quốc hội và các diễn đàn công khai, nhiều đại biểu đã lên tiếng ủng hộ và bảo vệ quyền lợi của các cán bộ năng động, sáng tạo, v.v. Điều này cho thấy sự nhận thức rõ ràng về vấn đề và sự quyết tâm của các cơ quan chức năng trong việc khắc phục tình trạng cán bộ “sợ trách nhiệm”.
Vì vậy, quan điểm cho rằng cán bộ, công chức Việt Nam sợ trách nhiệm và né tránh quyết định là không có cơ sở vững chắc, không đúng thực tế, chỉ nhằm mục đích xấu, cần phê phán, đấu tranh bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét