HRW lại đòi hỏi phi lý
- Kênh Truyền hình tiếng Việt, Đài VOA ngày 07/9 đưa bản tin: “HRW kêu gọi Việt Nam ngưng “đàn áp có hệ thống” những tiếng nói ôn hòa”. Trong đó, thông tin tổ chức HRW thúc giục chính quyền Việt Nam phóng thích tù nhân chính trị, đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế gây áp lực để Hà Nội chấm dứt cuộc “đàn áp có hệ thống” những người có tiếng nói ôn hòa. Họ còn vu cáo rằng: Việt Nam đang giam cầm hơn 160 người, trong đó có nhiều nhà báo, bloger, như: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, các nhà hoạt động Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đình Bách, v.v. Đây lại là sự đòi hỏi phi lý của HRW, cần vạch trần, đấu tranh, bác bỏ. Bởi vì:
Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn nỗ lực bảo đảm, thực thi các quyền cơ bản của con người. Và, trên thực tế, các quyền cơ bản của con người, như: quyền sống, quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,... đều được quy định rõ trong Hiến pháp, hệ thống văn bản pháp luật và thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện. Mọi quyết sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đều xuất phát từ con người, vì con người; mọi thành quả phát triển đất nước đều hướng vào bảo đảm tốt nhất quyền con người. Nhờ đó, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v. Điều này được phản ánh, khẳng định thông qua việc Việt Nam là nước có số người sử dụng mạng Internet, các trang mạng xã hội thuộc tốp đầu của thế giới. Tính đến đầu năm 2024, có 78,44 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, khi tỷ lệ tiếp cận Internet đạt 79,1%. Việt Nam có 72,70 triệu người sử dụng mạng xã hội vào tháng 01/2024, tương đương với 73,3% tổng dân số.
Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng lên, tạo ra sự đồng thuận, tin tưởng, thống nhất cao trong toàn xã hội, góp phần củng cố niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, đưa đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là thực tế không thể phủ nhận, được nhiều quốc gia trên thế giới và nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Việc HRW cho rằng Việt Nam đang giam cầm hơn 160 người, như: Phạm Chí Dũng, Phạm Đoan Trang, Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Đình Bách,... và coi đó là tù nhân chính trị là hoàn toàn không chính xác, cố tình vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Sự thật đây là những người đã có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do cá nhân để chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích quốc gia, xâm hại quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân nên đã bị các cơ quan chức năng thực thi pháp luật Việt Nam bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử công khai, bảo đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội. Đây là việc làm bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng ở Việt Nam, nhằm duy trì nghiêm kỷ cương, phép nước. Chính vì thế, việc HRW suy diễn đó là hành động “đàn áp có hệ thống” những người có tiếng nói ôn hòa thì thật là “nực cười”. Và, những đòi hỏi của HRW là hoàn toàn phi lý, cần đấu tranh bác bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét