Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

Nguyễn Huấn Từ – “sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”

 

Nguyễn Huấn Từ – “sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”

Gần đây, trên trang Baotiengdan đã phát tán luận điệu “Tranh luận với ChatGPT về Marx và Lenin” của Nguyễn Huấn Từ, sử dụng một thiết bị không cảm xúc, thiếu trí khôn để đánh giá về một học thuyết, một chủ nghĩa khoa học, nhân văn, nhân đạo vì con người, cho con người. Mục đích của Nguyễn Huấn Từ vẫn là xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nguyễn Huấn Từ không có cảm xúc, không tình, không nghĩa.

Nguyễn Huấn Từ cũng đã tồn tại khá lâu trên đời này (U100 – theo thừa nhận của y), nhưng, với tâm địa của kẻ thiếu cảm xúc, không tình, không nghĩa, Nguyễn Huấn Từ đã phủ nhận giá trị cách mạng, khoa học và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin. Y cho rằng: “ChatGPT hành xử như một con người lịch thiệp và có văn hoá”. Rõ ràng, đây là nhận thức rất sai lầm và ấu trĩ. Bởi vì, ChatGPT là một phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) do công ty OpenAI phát triển, lấy dữ liệu từ Internet nâng không gian lưu trữ lên 570GB với vô số thông tin và 300 tỷ từ được “kết nạp” vào hệ thống. Do đó, ChatGPT không có trí tuệ cảm xúc. Chính vì vậy, ChatGPT không thể và không bao giờ có được cảm xúc của “con người lịch thiệp, có văn hoá” như sự thừa nhận của Nguyễn Huấn Từ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được”[1]. Do vậy, việc lợi dụng ChatGPT để phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin và giá trị nhân đạo, nhân văn, vì con người, cho con người và những thành quả đã đạt được dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của Nguyễn Huấn Từ là một hành động phi nhân tính, phản nhân văn, vô cảm xúc.

Chủ nghĩa Mác – Lênin mãi là ngọn đèn soi sáng con đường cách mạng cho nhân dân lao động toàn thế giới

Sở dĩ chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn có sức sống lâu bền và giá trị to lớn bởi nội dung của nó mang tính cách mạng và khoa học sâu sắc. Những người sáng lập chủ nghĩa Mác – bằng thiên tài của mình đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải một cách khoa học về quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, đặc biệt là học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội; về quá trình phát sinh, phát triển và sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản; về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong đấu tranh nhằm xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp.

 Năm 1995, một đại hội quốc tế về C.Mác đã được tổ chức tại Pari quy tụ hơn 500 đại biểu là những nhà chính trị, nhà lý luận trên thế giới đã thừa nhận “C.Mác vẫn là biểu tượng của sự phủ nhận trật tự đang thống trị và tư tưởng của C.Mác vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của nó trong thế giới hiện đại[2]. Nhà triết học tư sản đương đại người Pháp Giắc Đeriđa (Jacques Derrida) trong tác phẩm Những bóng ma của Mác đã khẳng định “Không có tương lai nếu không có Mác, không có các di sản của Mác…Mác là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI”.

Trong tác phẩm xuất “tại sao Mác đúng”, T.Eagleton đã chỉ nhận định: chủ nghĩa tư bản dù có lúc đạt được hiệu quả nhưng nó đã làm được điều đó bằng cái giá kinh hoàng của nhân loại. Đó là sự mất tự do được ngụy tạo bằng tự do, là bất công trong tình cảnh phân biệt giàu nghèo gia tăng, là nạn diệt chủng và phân biệt chủng tộc, là cưỡng bức, tước đoạt, áp đặt, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, đó là sự “vô trách nhiệm với sự tồn vong của nhân loại. Tức là con đường TBCN đang đi cũng là đang đe dọa phá hủy toàn bộ hành tinh này[3].

Điều đó khẳng định cho mặc dù thế giới có nhiều đổi thay, chủ nghĩa Mác – Lênin luôn là ngọn đèn soi sáng con đường cách mạng cho nhân dân lao động toàn thế giới.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.

Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua cho thấy, tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu khách quan của dân tộc là chân lý, động lực xuyên suốt của cách mạng Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề cốt lõi, tất yếu, gắn liền với vận mệnh của dân tộc.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp và phải trải qua những tàn phá nặng nề của chiến tranh là một sự nghiệp khó khăn, gian khổ và lâu dài. Bên cạnh đó, đổi mới đất nước là sự nghiệp chưa có tiền lệ, vừa học, vừa làm, vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm, bổ sung, phát triển lý luận. Đảng ta luôn kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam đã phát huy sức mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc để đất nước ta phát triển; chưa bao giờ có tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Đây là là tiền đề, động lực và sức để cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội; là cơ sở, nền tảng vững chắc để củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, là  nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”; đồng thời, là minh chứng bác bỏ những xuyên tạc của các phần tử chống đối, thù địch./.

Không có nhận xét nào: