Thứ Hai, 11 tháng 11, 2024

VẠCH TRẦNTHỦ ĐOẠN ĐEN TỐI CỦA VŨ ĐỨC KHÁNH

 

VẠCH TRẦNTHỦ ĐOẠN ĐEN TỐI CỦA VŨ ĐỨC KHÁNH

Mới đây trên trang “Thongluan-rdp”, Vũ Đức Khánh đã đăng bài viết “Chính sách đối ngoại và lộ trình dân chủ hóa Việt Nam”. Mục đích của Y là xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, cổ súy các giá trị Phương Tây, kích động, lôi kéo đòi đa nguyên, đa đảng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Thứ nhất, theo Vũ Đức Khánh, nếu Việt Nam không chuyển đổi thể chế sang một nền dân chủ đa nguyên thì Việt Nam không giữ vững được độc lập, tự chủ và không khẳng định vị thế trong cộng đồng quốc tế.

 Đây là nhận định có tính chất phản động, xuyên tạc, kích động đòi Việt Nam phải từ bỏ “chế độ xã hội chủ nghĩa”, đi theo con đường “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”.

Như chúng ta đã biết, độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là hai thành tố đặt trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả. Giữ vững độc lập, tự chủ là điều kiện tiên quyết để hội nhập quốc tế thành công, bảo đảm cho Việt Nam hòa nhập nhưng không bị hòa tan; đổi mới nhưng không đổi hướng. Ngược lại, hội nhập quốc tế đầy đủ, khai thác tối đa mọi nguồn lực của bên ngoài có tầm quan trọng, để cùng với nguồn lực có tính quyết định ở bên trong, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh, bền vững, góp phần bảo vệ lợi ích cốt lõi của quốc gia, dân tộc là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức đúng, quán triệt sâu sắc và xử lý thành công mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong gần 40 năm đổi mới đất nước đã góp phần giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã tiến vào chiều sâu mới trên quỹ đạo hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 194 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 221 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như: Cộng đồng Pháp ngữ (1970) Liên Hợp Quốc (1977). Quan hệ của Việt Nam với tất cả các nước ngày càng phát triển tốt đẹp, đi vào thực chất, hiệu quả. Thực tế khẳng định rằng, trong những năm qua, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam luôn phù hợp với xu thế vận động, biến đổi của thế giới đương đại; thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam, trở thành giá trị cốt lõi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lập trường, quan điểm về giữ vững độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; coi đó là vấn đề có tính nguyên tắc, nhất quán, có tầm quan trọng xuyên suốt, mang ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, Vũ Đức Khánh nhận định, nếu Việt Nam chuyển đổi thể chế thì dân chủ hóa sẽ là chìa khóa đẻ Việt Nam phát triển và hội nhập với phương Tây.

Nhận định trên là vô căn cứ, phủ nhận đường lối đối ngoại của Đảng, kích động đòi Việt Nam phải chuyển đổi thể chế và trở thành một quốc gia dân chủ phù hợp với các giá trị phương Tây.

Như chúng ta đã biết, tư tưởng dân chủ của phương Tây có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ dân chủ xuất hiện đầu tiên tại Athens, Hy Lạp trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Về nội dung, đó là “quyền lực thuộc về nhân dân” đồng thời theo nguyên tắc đa số. Nhưng khái niệm “nhân dân” ở đây không bao gồm phụ nữ và người nô lệ. Về mặt phương thức, dân chủ có nhiều hình thức: Dân chủ trực tiếp đó là những người tham gia bầu cử bầu ra người đại diện cao nhất của xã hội. Dân chủ gián tiếp, dân chủ đại diện là người bầu cử chỉ bầu ra người đại diện của mình… từ đó chỉ có những người đại diện mới bầu ra cơ quan và người lãnh đạo xã hội.

 Ở Việt Nam, dân chủ cũng có quá trình hình thành và phát triển tuân theo quy luật chung. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới, nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Dân chủ là phương thức và nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước và xã hội, trong đó mọi thành viên đều được tôn trọng và bình đẳng trong việc tham gia vào các quyết định liên quan đến đất nước, xã hội và cộng đồng. Công dân có mọi điều kiện để phát huy các quyền tự do, dân chủ của mình.

Thực tiễn gần 40 năm đổi mới cho thấy, bản chất tốt đẹp và tính ưu việt của nền dân chủ ở nước ta là chế độ bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tinh thần; phát huy cao độ vai trò của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không chỉ trong các văn bản Hiến pháp, pháp luật, mà quan trọng hơn hết, quyền làm chủ của nhân dân còn được thể hiện sinh động trong đời sống xã hội. Điều đó thể hiện bản chất tốt đẹp, mục tiêu, động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển đất nước. Đảng ta đã chỉ rõ: “Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy”. Từ năm 2016 đến nay, các cấp ủy đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức hàng trăm nghìn hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Trên cơ sở đó, đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Qua đây chúng ta có thể khẳng định, những nhận định trên của Vũ Đức Khánh về chính sách đối ngoại của Việt Nam là vô căn cứ, cần phải chủ động nhận diện, đấu tranh và loại bỏ./.

Không có nhận xét nào: