VIỆT NAM LUÔN NHẤT QUÁN CHÍNH SÁCH VÌ CON NGƯỜI
Phớt lờ mục tiêu phấn đấu, thực tiễn bảo vệ quyền con người được ghi trong Hiến pháp, luật pháp và mọi chính sách thực thi triệt để vì con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Việt Tin với lối tư duy, định kiến, quy chụp, phán bừa rằng: “Chiến tranh chấm dứt nửa thế kỷ, dân Việt Nam vẫn không có nhân quyền” trên trang Viettin nhằm phủ nhận các thành quả về nhân quyền mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã giành được; kích động đề cao quyền tự nhiên của con người đặt lên trên pháp luật. Những luận điệu của Y là sai trái, bịa đặt, cần đấu tranh, khẳng định như sau:
Thứ nhất, mục tiêu của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu vì nhân quyền và bảo vệ các quyền con người! Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, con người muốn có nhân quyền thì trước hết dân tộc phải có được độc lập tự do, phải tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội gắn kết với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với xã hội phong kiến, xã hội bị thực dân, đế quốc áp bức, đô hộ trước kia ở Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Đảng không có lợi ích gì khác ngoài lợi ích của dân tộc và giành lấy quyền con người là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa! Bởi vậy, đã tập hợp được sức mạnh quần chúng nhân dân trong nước và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đập tan ách thống trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, đưa nhân dân Việt Nam từ vị trí là thần dân lên vị trí chủ nhân, có quyền tự quyết định vận mệnh, tự do, hạnh phúc của mình. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, vì những quyền không thể xâm phạm được đó mà “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Kiên định tư tưởng của Người, hiện nay bảo đảm quyền con người ở Việt Nam nằm trong mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cốt lõi của việc thực hiện và bảo đảm quyền con người là trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn lấy dân làm gốc, vì quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của Nhân dân. Sự thật này, đã bác bỏ luận điệu của Việt Tin đã đăng tải cho rằng: “người dân Việt Nam hầu như không được hưởng quyền tự do gì”; phải “đòi công bằng, quyền người dân” là những thông tin sai lệch, thiếu khách quan!
Thứ hai, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt nhân quyền. Sau những cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam càng trân trọng, giữ gìn quyền độc lập, tự do, quyền tự quyết định, quyền hạnh phúc hơn bao giờ hết và càng quyết tâm, nỗ lực để toàn thể quốc dân đồng bảo được hưởng mọi quyền theo đúng nghĩa của nó. Kết quả gần 40 năm đổi mới đã minh chứng rõ điều này. Với chủ trương: Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho hơn 100 triệu dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc và bảo đảm an ninh, an toàn; đặt con người vào vị trí trung tâm, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã luôn luôn nhất quán chính sách tôn trọng, bảo vệ quyền con người và vì lợi ích của con người. Các quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam; được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật cụ thể và được triển khai hiệu quả trên thực tiễn. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của hầu hết điều ước, công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966. Phát biểu tại buổi Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2026-2028, tại Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ) ngày 12/12/2024, trước đông đảo Đại sứ và đại diện các Phái đoàn thường trực, quan sát viên tại Liên hiệp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã nhấn mạnh những dấu ấn đậm nét về bảo vệ quyền con người của Việt Nam từ các quyền dân sự và chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như việc ưu tiên chăm lo và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền lao động, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, đồng thời cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028. Đây là sự bác bỏ đanh thép nhất đối với các luận điệu cho rằng Việt Nam “không thuộc về những quốc gia tôn trọng nhân quyền”, “không có nhân quyền” như Việt Tin đang rêu rao!
Thực tế nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, đã khẳng định mọi người đều có các quyền sống, quyền lao động, quyền mưu cầu hạnh phúc, bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, không có phân biệt về dân tộc, tôn giáo, giới tính. Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn vì con người và bảo vệ quyền con người. Đây là điều không thể phủ nhận được! Mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác, đấu tranh phản bác những luận điệu phản động, xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam.
Phớt lờ mục tiêu phấn đấu, thực tiễn bảo vệ quyền con người được ghi trong Hiến pháp, luật pháp và mọi chính sách thực thi triệt để vì con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Việt Tin với lối tư duy, định kiến, quy chụp, phán bừa rằng: “Chiến tranh chấm dứt nửa thế kỷ, dân Việt Nam vẫn không có nhân quyền” trên trang Viettin nhằm phủ nhận các thành quả về nhân quyền mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã giành được; kích động đề cao quyền tự nhiên của con người đặt lên trên pháp luật. Những luận điệu của Y là sai trái, bịa đặt, cần đấu tranh, khẳng định như sau:
Thứ nhất, mục tiêu của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn phấn đấu vì nhân quyền và bảo vệ các quyền con người! Lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, con người muốn có nhân quyền thì trước hết dân tộc phải có được độc lập tự do, phải tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội gắn kết với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với xã hội phong kiến, xã hội bị thực dân, đế quốc áp bức, đô hộ trước kia ở Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Đảng không có lợi ích gì khác ngoài lợi ích của dân tộc và giành lấy quyền con người là mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa! Bởi vậy, đã tập hợp được sức mạnh quần chúng nhân dân trong nước và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đập tan ách thống trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, đế quốc xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, đưa nhân dân Việt Nam từ vị trí là thần dân lên vị trí chủ nhân, có quyền tự quyết định vận mệnh, tự do, hạnh phúc của mình. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”, vì những quyền không thể xâm phạm được đó mà “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Kiên định tư tưởng của Người, hiện nay bảo đảm quyền con người ở Việt Nam nằm trong mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cốt lõi của việc thực hiện và bảo đảm quyền con người là trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn lấy dân làm gốc, vì quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của Nhân dân. Sự thật này, đã bác bỏ luận điệu của Việt Tin đã đăng tải cho rằng: “người dân Việt Nam hầu như không được hưởng quyền tự do gì”; phải “đòi công bằng, quyền người dân” là những thông tin sai lệch, thiếu khách quan!
Thứ hai, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt nhân quyền. Sau những cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam càng trân trọng, giữ gìn quyền độc lập, tự do, quyền tự quyết định, quyền hạnh phúc hơn bao giờ hết và càng quyết tâm, nỗ lực để toàn thể quốc dân đồng bảo được hưởng mọi quyền theo đúng nghĩa của nó. Kết quả gần 40 năm đổi mới đã minh chứng rõ điều này. Với chủ trương: Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho hơn 100 triệu dân có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc và bảo đảm an ninh, an toàn; đặt con người vào vị trí trung tâm, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã luôn luôn nhất quán chính sách tôn trọng, bảo vệ quyền con người và vì lợi ích của con người. Các quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam; được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật cụ thể và được triển khai hiệu quả trên thực tiễn. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của hầu hết điều ước, công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966. Phát biểu tại buổi Lễ công bố Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2026-2028, tại Liên Hợp Quốc (New York, Mỹ) ngày 12/12/2024, trước đông đảo Đại sứ và đại diện các Phái đoàn thường trực, quan sát viên tại Liên hiệp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã nhấn mạnh những dấu ấn đậm nét về bảo vệ quyền con người của Việt Nam từ các quyền dân sự và chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, cũng như việc ưu tiên chăm lo và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền lao động, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, đồng thời cảm ơn các nước đã tin tưởng bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2026 – 2028. Đây là sự bác bỏ đanh thép nhất đối với các luận điệu cho rằng Việt Nam “không thuộc về những quốc gia tôn trọng nhân quyền”, “không có nhân quyền” như Việt Tin đang rêu rao!
Thực tế nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, đã khẳng định mọi người đều có các quyền sống, quyền lao động, quyền mưu cầu hạnh phúc, bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, không có phân biệt về dân tộc, tôn giáo, giới tính. Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn vì con người và bảo vệ quyền con người. Đây là điều không thể phủ nhận được! Mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác, đấu tranh phản bác những luận điệu phản động, xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét