Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2025

LẬT TẨY THỦ ĐOẠN “ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN” CỦA VŨ ĐỨC KHANH

 

LẬT TẨY THỦ ĐOẠN “ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN” CỦA VŨ ĐỨC KHANH

Từ khi Việt Nam giành được độc lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, Việt Nam đã thực hiện thành công kháng chiến chống Pháp, Mỹ, thống nhất đất nước và cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua gần 40 năm đổi mới đất nước, thế và lực, vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng lên, nhờ đó, mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng các giá trị của cuộc sống trong hoà bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Bất chấp sự thật đó, các thế lực thù địch vẫn tăng cường đẩy mạnh chống phá cách mạng nước ta, nhất là lợi dụng vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền để làm chệch hướng con đường phát triển của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là bài viết “Học hỏi từ Nhật Bản sau 1945: Con đường dẫn tới tự do, dân chủ và thịnh vượng cho Việt Nam” của blogger Vũ Đức Khanh được trang baotiengdan.com đăng tải. Vũ Đức Khanh với thủ đoạn “đổi trắng thay đen”, đã xuyên tạc nghiêm trọng thực tiễn đời sống chính trị – xã hội ở Việt Nam, nhất là về thể chế, hệ thống chính trị và đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đây là điều cần được nhận diện và đấu tranh loại bỏ, trả lại đúng sự thật đang diễn ra ở Việt Nam – nơi được coi là mảnh đất đáng sống, được nhiều người trên thế giới yêu thích lựa chọn là điểm đến.

Thứ nhất, “sự trì trệ của thể chế” là lập luận chủ quan, áp đặt của blogger này. Vũ Đức Khanh đã cố tình không hiểu thể chế chính trị ở Việt Nam là do nhân dân Việt Nam lựa chọn. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền – đây là sự tin tưởng của toàn thể nhân dân và dân tộc Việt Nam đối với Đảng, vì tất cả các đảng khác đã tự giải tán hoặc chấm dứt hoạt động, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước Việt Nam và toàn xã hội. Qua gần 40 năm đổi mới đất nước, từ một nước nghèo, kém phát triển, Việt Nam đã lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình, với giá trị thương mại nằm trong 30 nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và bản lĩnh của Đảng, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đang tiếp tục được đẩy mạnh; việc đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị đang là một cuộc cách mạng, được triển khai đồng bộ, quyết liệt, thận trọng và được nhân dân, dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Mỹ và tất cả các nước đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam đều đã công nhận thể chế chính trị ở Việt Nam, ghi nhận, đánh giá cao hiệu quả của thể chế chính trị mà Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam xây dựng.

Thứ hai, Vũ Đức Khanh thổi phồng Việt Nam quá lệ thuộc Trung Quốc là phi thực tế. Bằng lối tư duy áp đặt chủ quan cá nhân, blogger này xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam, xuyên tạc thành quả đường lối đối ngoại và chính sách ngoại giao “độc lập, tự chủ”, “mềm dẻo, linh hoạt”, “đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế trên tinh thần bình đẳng, đôi bên cùng có lợi” của Việt Nam. Trong khi đó, cả truyền thông phương Tây và truyền thông Trung Quốc đều đánh giá cao đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam là cân bằng lợi ích các nước lớn, không lệ thuộc vào bất cứ đối tác nào, và đây là thành quả nổi bật của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, giúp Việt Nam có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế”.

Thứ ba, “một dân tộc đang mất niềm tin” là sự xuyên tạc trắng trợn của Vũ Đức Khanh. Thực tế cho thấy, toàn thể nhân dân trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam đều đang phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết, thống nhất cao dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán xác định, Nhân dân là chủ thể, động lực quyết định của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Với những thành quả trong đẩy mạnh đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị, hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, mọi người dân Việt Nam đang được bảo đảm tốt nhất quyền con người, quyền công dân, được thụ hưởng cuộc sống thật sự tốt hơn cả về vật chất, tinh thần so với trước đây, nên các tầng lớp nhân dân ngày càng tin tưởng, phấn khởi, tự hào và quyết tâm xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, “sánh vai với các cường quốc năm châu” theo di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng và vận hành của hệ thống chính trị.

Như vậy, các lập luận của Vũ Đức Khanh trên trang baotiengdan.com chỉ là thủ đoạn hết sức đen tối, phản ánh sự trắng trợn, tráo trở với chiêu thức “đổi trắng thay đen” không hề mới, dựa trên quan điểm chủ quan, duy ý chí, áp đặt của cá nhân, vô cùng phi lý và đi ngược lại thực tiễn xây dựng, vận hành thể chế, khả năng của hệ thống chính trị và sự hiệu quả của đường lối, chính sách đối ngoại theo trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Đây là thủ đoạn xuyên tạc sự thật bẻ cong nhằm gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng và hệ thống chính trị ở Việt Nam, cần được chúng ta nhận diện đúng và kiên quyết đấu tranh loại bỏ, vì nó không chỉ vô lý mà còn đi ngược lại với lương tri và phẩm giá của con người./.

CÂU HỎI “NGÂY THƠ” CỦA CAO NGUYÊN VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

 

CÂU HỎI “NGÂY THƠ” CỦA CAO NGUYÊN VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Kết quả tái đắc cử nhiệm kỳ 2026 – 2028, lần thứ hai liên tiếp vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế và sự nỗ lực mạnh mẽ thực hiện những cam kết của Việt Nam về thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Phủ nhận điều này, Cao Nguyên đã đăng bài: “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ – Vì sao?” trên trang Rfavietnam. Nội dung bài viết của Y cho rằng Việt Nam đã tận dụng “kẽ hở” của cơ chế ứng cử và bầu cử để “giành ghế” trong hội đồng. Đây là điều không lạ với những kẻ mượn cớ để công kích, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền ở Việt Nam! Những luận điệu của Cao Nguyên là sai trái, cần đấu tranh, bác bỏ.

Thứ nhất, kết quả Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là khách quan, đúng nguyên tắc, xứng đáng; không phải là sự lợi dụng “kẽ hở”. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc gồm 47 thành viên, có tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích, nhiệm vụ rất rõ ràng; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại; trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc. Tất cả các nước thành viên Liên Hợp quốc đều có quyền ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc và khi bỏ phiếu tại Đại hội đồng để bầu thành viên, các nước thành viên Liên Hợp quốc thường xem xét những đóng góp của từng ứng cử viên trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cũng như những cam kết tự nguyện của họ trong lĩnh vực này. Sự thật đó, chứng tỏ những luận điệu, dẫn chứng của Cao Nguyên cho rằng Việt Nam trúng cử chỉ là do “điều đình”, “kêu gọi” trong bỏ phiếu chỉ là sự ngây ngô và thiển cận! Bởi, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền là chính đáng, trên cơ sở bỏ phiếu khách quan, đúng nguyên tắc của các nước tham gia và Hội đồng kiểm duyệt phiếu.

Nhìn lại từ lần đầu tiên, năm 2013, Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới. Lần bầu cử thứ hai, nhiệm kỳ 2023 – 2025, nhóm châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 và không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là một trong 14 quốc gia đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 với số phiếu cao. Kết quả này, đã bác bỏ luận điệu sai trái của Cao Nguyên cho rằng hình thức bỏ phiếu giúp “các quốc gia độc tài” dễ dàng “ủng hộ lẫn nhau”, “hay bầu cho nhau”!

Thứ hai, kết quả bầu cử cho Việt Nam không chỉ là kết quả do sự tham gia hoạt động tích cực mà còn là sự tín nhiệm của các quốc gia bầu Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, trong các nhiệm kỳ Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là sự thành công của những tiếp nối nhiều đóng góp và thực hiện cam kết quốc tế về quyền con người. Đặt con người là mục tiêu, động lực cho sự phát triển, các ưu tiên của Việt Nam là việc bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người; thông báo Việt Nam đã thực hiện hoàn toàn gần 90% số khuyến nghị theo cơ chế UPR năm 2019. Ông Jean-Pierre Archambault, nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp – Việt thì cho rằng: “Bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận”. Khi Việt Nam tái cử lần thứ hai liên tiếp 2026-2028, Đại sứ Riyad Mansour – Trưởng phái đoàn quan sát viên thường trực Palestine tại Liên Hợp quốc, đánh giá Việt Nam là quốc gia có truyền thống đứng về phía tự do, công lý. Như vậy, những dấu ấn về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Việt Nam là minh chứng bác bỏ luận điệu cho rằng Việt Nam không “cải thiện nhân quyền” nhằm xuyên tạc việc Việt Nam tái đắc cử vào Hội đồng nhân quyền của Cao Nguyên là sai trái!

Mỗi lá phiếu của mỗi quốc gia bầu chọn Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là một trong những minh chứng khẳng định thành tựu nhân quyền ở Việt Nam. Cho dù, có những kẻ đơm đặt luận điệu xuyên tạc thì những đánh giá, những thành tựu về nhân quyền Việt Nam là không thể phủ nhận. Với thông điệp: Tôn trọng và hiểu biết. Đối thoại và hợp tác. Tất cả các quyền con người – cho tất cả mọi người, trong nhiệm kỳ 2026 – 2028 tới, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam tin tưởng sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới; cùng Hội đồng Nhân quyền phấn đấu vì hòa bình, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội loài người.

Bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam là không thể phủ nhận

 

Bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam là không thể phủ nhận

          – Ngày 8/1, kênh tiếng Việt, Đài RFA đăng bài: “Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ thứ 28: “Cần giám sát các cam kết cụ thể của Việt Nam””, trong đó đăng tải ý kiến không đáng tin cậy của một số phần tử phản động, có thâm thù với Nhà nước, chế độ về kết quả của cuộc đối thoại nhân quyền lần này.

Trước hết, cần khẳng định rằng, Đối thoại Nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ là hoạt động thường niên, được chính phủ hai nước rất quan tâm, nhằm đánh giá những kết quả của mỗi bên về việc thực thi, bảo đảm nhân quyền. Tại cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 28 mới đây, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề nhân quyền, bao gồm việc thực hiện các khuyến nghị được đưa ra trong Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) của Liên Hiệp quốc về Việt Nam và đạt được những kết quả quan trọng. Ngay sau đối thoại, phía Mỹ ra thông cáo cho biết cả hai nước cam kết tăng cường hợp tác thông qua các cuộc đối thoại và trao đổi có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tháng 9/2024 vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Trong đó, Việt Nam thông báo đến Hội đồng Nhân quyền quyết định chấp thuận 271 trên tổng số 320 khuyến nghị các nước đưa ra tại Phiên đối thoại về báo cáo quốc gia vào tháng 5/2024, đạt tỷ lệ 84,7%, cao nhất trong 4 chu kỳ. Việt Nam tái khẳng định cam kết và chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và sự coi trọng đối với Cơ chế UPR và Hội đồng Nhân quyền. Đồng thời, tiếp tục tăng cường khuôn khổ pháp luật về quyền con người, thông qua ban hành, sửa đổi một số văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Các tiến bộ mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật về quyền con người, phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới sáng tạo, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và quyền các nhóm dễ bị tổn thương... đã được các đại biểu ghi nhận. Nhiều nước hoan nghênh khuyến khích những nỗ lực và thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai. Một số tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh đã được tạo điều kiện tham gia đóng góp vào tiến trình UPR ở Việt Nam và chia sẻ thông qua tham gia UPR đã có nhiều đề xuất của mình được Chính phủ tiếp thu, triển khai trên thực tiễn, nhất là trong bảo đảm bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy phát triển bền vững, v.v.

Thực tế đó đã minh chứng cho quan điểm, đường lối, chính sách nhất quán, đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cùng những thành tựu to lớn trong thực thi, bảo đảm nhân quyền của Việt Nam hoàn toàn là sự thật, không thể phủ nhận. Song, Đài RFA vẫn “lo bò trắng răng” khi đăng tải những ý kiến lo những chuyện không đâu, hoàn toàn phi lý. Việc bà Hoàng Thị Minh Hồng - người đã vi phạm pháp luật Việt Nam, bị các cơ quan chức năng kết án ba năm tù giam về tội danh “trốn thuế” liên quan đến các dự án môi trường phát biểu rằng: “... cần giám sát và hỗ trợ để Việt Nam hoàn thành các cam kết cụ thể” hay ý kiến của một người tự xưng là nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội cho rằng: “những đối thoại nhân quyền cần đi vào thiết thực hơn, có những chế tài răn đe nhất định nếu Việt Nam không thực hiện” đã cho thấy sự cố tình xuyên tạc, suy diễn tình hình nhân quyền ở Việt Nam và không đáng tin cậy./.

Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

 


Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

          Việc sắp xếp tổ chức bộ máy công quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chúng ta xác định đây là một cuộc cách mạng tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, với mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch không ngừng gieo rắc tư tưởng phản động vào dòng chủ lưu của đất nước, nhằm xuyên tạc, kích động, chống phá…

Chủ trương đúng, quyết tâm cao

Thời gian gần đây, thông tin về việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả trở thành chủ đề chính, nổi bật trên tất cả các loại hình, ấn phẩm báo chí-truyền thông. Chủ đề này cũng thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của truyền thông quốc tế. Dư luận tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam đều đánh giá cao và kỳ vọng vào sự đột phá mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đã có những bài viết phân tích, đánh giá, bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong cải cách bộ máy. Trong hoạt động đối ngoại, khi tiếp xúc với nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo cấp cao các nước, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta cũng thông tin về chủ trương lớn này của Việt Nam, đồng thời nhận được sự quan tâm, tin tưởng của bạn bè quốc tế.

Thông qua hội nghị các cấp, các cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng thông tin kịp thời, giải đáp thắc mắc, tiếp thu kiến nghị của cử tri về công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, thống nhất rất cao của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động hội thảo, tọa đàm về chủ đề này cũng được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Giới chuyên gia, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân bày tỏ kỳ vọng lớn vào cuộc cách mạng mới của đất nước, đồng thời có nhiều hiến kế, đề xuất, kiến nghị có giá trị, sát thực tiễn, nhằm góp phần thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất
Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017
 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)

Có thể nói, cuộc cách mạng về cải cách tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của đất nước đã và đang nhận được sự quan tâm to lớn của nhân dân và dư luận quốc tế. Sự đồng thuận, kỳ vọng của nhân dân chính là cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng, Nhà nước ta quyết tâm, quyết liệt thực hiện bằng được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Trong bài viết với tựa đề “Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “… Để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị…”.

Sự khẳng định tính tất yếu và quyết tâm phải làm nhanh, làm đồng bộ, chính xác, hiệu quả các bước đi, lộ trình tinh gọn bộ máy của người lãnh đạo cao nhất Đảng ta cũng chính là quyết tâm chính trị to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Điều này khẳng định, Đảng, Nhà nước ta đã xác định đúng và trúng vấn đề. Tinh gọn bộ máy không chỉ là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn của đất nước mà còn là yêu cầu khách quan của xu thế thời đại. Việt Nam sẽ gặp nhiều rào cản, khó khăn, chậm trễ… trong hội nhập quốc tế nếu không quyết liệt tinh gọn bộ máy vốn đã và đang quá cồng kềnh hiện nay.

Thấy gì từ những luận điệu xuyên tạc, chống phá?

Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc cải cách để tinh gọn, bảo đảm cho bộ máy công quyền hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu. Đây là thời điểm chín muồi, hội tụ các yếu tố cần và đủ để chúng ta thực hiện cuộc cách mạng của thời đại mới, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, từ dấu mốc Đại hội XIV của Đảng.

Trong lúc hệ thống chính trị các cấp đang chủ động, nỗ lực triển khai các hình thức, giải pháp sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần Trung ương nêu gương thì không gian mạng cũng liên tục xuất hiện các sản phẩm truyền thông mang tư tưởng thù địch, đi ngược lại chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube… thời gian gần đây liên tục xuất hiện các bài viết, video clip của một số đối tượng phản động là người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những thành phần bất mãn với Tổ quốc, sống lưu vong, lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền tư tưởng phản động, xuyên tạc chống phá Đảng, chống phá đất nước.

Bám vào những thông tin về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được đăng tải trên hệ thống báo chí, truyền thông trong nước, những đối tượng này vận dụng chiêu bài cắt ghép, xuyên tạc thông tin, “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” để lèo lái, lừa bịp dư luận. Thủ đoạn của chúng là “hóng hớt” thông tin từ mạng xã hội, lắp ghép vào thông tin, hình ảnh trên báo chí chính thống trong nước để nói phải thành trái, đổi trắng thay đen. Chúng móc nối với một số đối tượng cực đoan trong nước để thực hiện những cái gọi là “trao đổi”, “phỏng vấn” với những đối tượng tự xưng, tự phong là “học giả”, “chuyên gia” để phân tích, bình luận tình hình chính trị trong nước. Chúng bám vào thông tin về việc một số đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bị xử lý kỷ luật, gán ghép thông tin này với lộ trình tinh gọn bộ máy để chụp mũ, quy kết chúng ta “thanh trừng nội bộ”…

Chúng ta đều hiểu rõ, cuộc cách mạng nào cũng đều phải trả giá, hy sinh. Thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, chắc chắn sẽ có một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước… dôi dư, mất việc làm, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống gia đình. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta rất nhân văn, giải quyết có lý, có tình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo trộn tâm lý xã hội và cuộc sống của những đối tượng bị ảnh hưởng. Bám vào thực tế này, các đối tượng phản động, thù địch liên tục, thường xuyên tung tin thất thiệt nhằm kích động, lôi kéo, cổ xúy các hành vi cực đoan gây mất ổn định chính trị và đoàn kết nội bộ. Những sản phẩm truyền thông độc hại này được chúng triệt để tận dụng mạng xã hội đăng tải, lan truyền với mức độ, cường độ ngày càng nhiều. Mục đích của chúng là gây nhiễu dư luận, gây rối nội bộ, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và hệ thống chính trị, làm lung lạc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; phá hoại cuộc cách mạng của Việt Nam trong thời đại mới…

Thống nhất nhận thức, kiên trì hành động

Yêu cầu đầu tiên và trước hết là phải tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động từ trong Đảng và hệ thống chính trị các cấp. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không phải là việc làm “nhất thời” như các thế lực thù địch rêu rao, mà thực chất là chúng ta đã triển khai thực hiện từ lâu, trọng tâm là giai đoạn 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chúng ta đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, kết quả đạt được theo yêu cầu đề ra vẫn còn khiêm tốn, thực tế còn tồn tại nhiều điểm nghẽn, bất cập cần khẩn trương tháo gỡ. Đảng ta đã chỉ rõ, cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ…

Những hạn chế, tồn tại đó là lực cản lớn, gây lãng phí, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân là do chúng ta còn chậm chạp, thiếu quyết liệt trong thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Những hạn chế, yếu kém, tồn tại đã được Đảng, Nhà nước chỉ rõ, thẳng thắn thừa nhận. Việc triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy được làm trước hết từ Trung ương đã thể hiện rõ tính nêu gương, tiền phong gương mẫu từ trên xuống.

Sự thống nhất nhận thức và hành động, trước hết, trên hết từ trong Đảng là nhân tố nòng cốt, trung tâm để tạo sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị và toàn dân. Để có sự thống nhất, đoàn kết thực chất, bền vững, bên cạnh việc tin tưởng, ủng hộ, đồng hành với chủ trương lớn của Đảng, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước phải có chính kiến, thái độ rõ ràng trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các đối tượng cực đoan, phản động, thế lực thù địch.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, kẻ thù của cách mạng Việt Nam là thực dân, đế quốc xâm lược và các thế lực tay sai. Cuộc cách mạng trong thời đại mới về tinh gọn bộ máy, kẻ thù của chúng ta bên cạnh các thế lực thù địch, phần tử phản động còn là cái “tôi” ích kỷ, hẹp hòi, đố kỵ, sự yếu kém của bản lĩnh, chủ nghĩa cá nhân. Để cách mạng thành công, phải đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, đồng thời phải đấu tranh với chính cái “tôi” tiêu cực, chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện suy thoái chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống ngay từ nội bộ.

Kiểm định xe máy là đang ủng hộ xe máy điện của VinFast?

 

Kiểm định xe máy là đang ủng hộ xe máy điện của VinFast?

        - Trong thời gian gần đây, việc đề xuất kiểm định định kỳ xe máy gây ra nhiều tranh luận trong dư luận. Cùng với đó là việc Công ty cổ phần VinDT của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe thì trên trang facebook của Việt Tân có ý kiến cho rằng, quy định kiểm định này nhằm “ủng hộ xe máy điện của VinFast”, vì xe máy điện không phải kiểm định khí thải. Khi phân tích kỹ quan điểm này, không có đủ căn cứ thực tế, logic và có nguy cơ tạo hiểu lầm về chính sách.

Để làm rõ, trước hết, ta cần hiểu rằng, xe máy sử dụng động cơ xăng, nhất là các xe cũ, thường thải ra lượng lớn khí độc hại như CO, NO2, SO2 và bụi mịn, rất có hại cho cơ quan hô hấp của con người. Việc kiểm định xe máy, đặc biệt là kiểm tra khí thải, sẽ giúp loại bỏ khỏi lưu thông những phương tiện không đạt tiêu chuẩn nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, kiểm định còn giúp phát hiện các hệ thống, bộ phận không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, như: phanh, đèn, lốp xe,... sẽ giảm nguy cơ tai nạn. Đây là một chính sách phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Như vậy, việc kiểm định không phải để hướng đến thúc đẩy bất kỳ sản phẩm cụ thể nào mà tập trung vào lợi ích cộng đồng, bao gồm môi trường và an toàn giao thông.

Hiện nay và trong những năm tới, do không phải kiểm định, không bị chế tài hạn chế nên xe điện có tiềm năng phát triển tốt hơn. Nhưng việc hưởng lợi là bình đẳng cho mọi đối tượng; xe máy điện VinFast không phải là đối tượng duy nhất; xe máy điện từ các thương hiệu khác, cả trong nước và quốc tế, như: Pega, Dat bike, Osakar,… cũng được hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích giảm khí thải. VinFast, với tư cách là doanh nghiệp sản xuất xe điện lớn tại Việt Nam, có sự hiện diện mạnh mẽ, nhưng các chính sách khuyến khích xe điện không nhằm mục tiêu thúc đẩy riêng họ mà tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các hãng xe. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, đang chuyển dần sang phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện. Đây là xu hướng không thể đảo ngược nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ trái đất, không chỉ riêng VinFast mà tất cả các hãng xe điện đều được hưởng lợi từ chính sách này.

Quan điểm “kiểm định xe máy là để ủng hộ xe máy điện của VinFast” không có đủ căn cứ và mang tính suy diễn, không chính xác. Điều đó có thể khiến người dân hiểu lầm rằng: kiểm định xe máy không vì lợi ích cộng đồng, mà phục vụ lợi ích kinh tế cho một doanh nghiệp. Điều này làm suy giảm niềm tin của người dân vào chính sách của Nhà nước. Quan điểm sai lệch này có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực đối với chính sách giảm khí thải, làm chậm quá trình chuyển đổi sang phương tiện sạch và bền vững hơn, gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, Người dân cần tiếp cận thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, tránh hiểu lầm và lan truyền thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Nhà nước./.

“Thánh nổ” Việt Tân lại nói càn

 

“Thánh nổ” Việt Tân lại nói càn

   – Mới đây, trong một phát biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập vấn đề cung cấp trợ lý ảo cho công chức trong quá trình làm việc. Dựa vào nội dung này, ngày 25/12, trên trang facebook Việt Tân đăng bài “Bộ trưởng lại nổ nữa rồi” có nội dung phê bình các phát biểu của ông về khả năng dẫn đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, triển khai mạng viễn thông 5G, v.v. Việc dùng cụm từ “thánh nổ” để ám chỉ sự phóng đại, xa rời thực tế của ông Hùng là không chính xác vì.


Trước hết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược về công nghệ. Trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, Ông đã có nhiều giải pháp tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ đẩy mạnh các chương trình, dự án về chuyển đổi số, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo, thu được nhiều kết quả tích cực. Trong chuyển đổi số, Việt Nam đã thực hiện một cách toàn diện, tập trung vào ba trụ cột: chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số. Chính phủ đã đưa ra Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số, dự kiến đóng góp vào nền kinh tế nước ta 20% GDP. Trên cơ sở đó, thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, giáo dục trực tuyến; xây dựng Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2019 đã cung cấp hàng trăm dịch vụ trực tuyến,… giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng và giảm thời gian xử lý hồ sơ.

Với mạng 5G, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai tại khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT và MobiFone đã thử nghiệm mạng 5G từ năm 2020. Việt Nam đã tự sản xuất được nhiều thiết bị 5G để giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc tế. Tập đoàn Viettel đã thử nghiệm thành công mạng 5G tại các khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM, cho phép người dân trải nghiệm tốc độ internet siêu nhanh, với tốc độ đạt tới 1-2 Gbps. Điều này mở ra cơ hội cho các ứng dụng công nghệ cao như nhà thông minh, xe tự lái, và y tế từ xa.

Trí tuệ nhân tạo được coi là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam. Chính phủ đã khuyến khích nghiên cứu và phát triển AI, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI tại khu vực ASEAN. Các công ty công nghệ Việt Nam như FPT và VinAI đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nền tảng AI của Tập đoàn FPT, đã cung cấp giải pháp xử lý giọng nói và chatbot tự động, hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng. VinAI đã phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống an ninh và dịch vụ công cộng.

Vùng với đó, ông Hùng là nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng và động lực cho cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, một quốc gia cần những nhà lãnh đạo dám nghĩ lớn và hành động quyết liệt. Trong đó, việc truyền cảm hứng và thúc đẩy lòng tin của cộng đồng là yếu tố quan trọng. Những phát biểu táo bạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là cách Ông tạo động lực cho doanh nghiệp và xã hội Việt Nam. Ông không ngần ngại nói về khát vọng lớn, điều này không đồng nghĩa với “nói khoác”, mà là sự khích lệ một quốc gia còn nhiều tiềm năng nhưng đôi khi thiếu tự tin. Lịch sử cho thấy, những nhà lãnh đạo thành công thường là những người dám mơ lớn và hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ, năm 1988, khi mới thành lập, ông Trương Gia Bình đã ấp ủ giấc mơ đưa FPT trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và vươn ra thế giới. Trong một thời điểm mà công nghệ thông tin còn khá xa lạ tại Việt Nam, ông Bình đã nhìn thấy tiềm năng và sức mạnh của công nghệ trong việc thay đổi xã hội và nền kinh tế. Ông đã định hướng FPT trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số; xem đây là cơ hội phát triển của doanh nghiệp, là trách nhiệm với quốc gia. Cho tới hôm nay, doanh nghiệp này đã có trên 30.000 nhân viên và thàng trăm chi nhánh trên thế giới, năm 2023, doanh thu là 52.617 tỷ đồng, lợi nhuận là 7.788 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước là 1.415 tỷ đồng, là doanh nghiệp lớn thứ 3 của Việt Nam.

Những thành tựu mà ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là minh chứng cho thấy Ông là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng thực thi, không phải là người “nói khoác mạnh mẽ”. Và, phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là từ thực tiễn, hoàn toàn vì sự phát triển của đất nước, đâu phải “thánh nổ” như Việt Tân – những kẻ chuyên “bới móc”, nói càn, hại dân, hại nước./.

Kiểm định xe máy là đang ủng hộ xe máy điện của VinFast?

 

Kiểm định xe máy là đang ủng hộ xe máy điện của VinFast?

      - Trong thời gian gần đây, việc đề xuất kiểm định định kỳ xe máy gây ra nhiều tranh luận trong dư luận. Cùng với đó là việc Công ty cổ phần VinDT của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe thì trên trang facebook của Việt Tân có ý kiến cho rằng, quy định kiểm định này nhằm “ủng hộ xe máy điện của VinFast”, vì xe máy điện không phải kiểm định khí thải. Khi phân tích kỹ quan điểm này, không có đủ căn cứ thực tế, logic và có nguy cơ tạo hiểu lầm về chính sách.

Để làm rõ, trước hết, ta cần hiểu rằng, xe máy sử dụng động cơ xăng, nhất là các xe cũ, thường thải ra lượng lớn khí độc hại như CO, NO2, SO2 và bụi mịn, rất có hại cho cơ quan hô hấp của con người. Việc kiểm định xe máy, đặc biệt là kiểm tra khí thải, sẽ giúp loại bỏ khỏi lưu thông những phương tiện không đạt tiêu chuẩn nhằm mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm không khí, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, kiểm định còn giúp phát hiện các hệ thống, bộ phận không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, như: phanh, đèn, lốp xe,... sẽ giảm nguy cơ tai nạn. Đây là một chính sách phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Như vậy, việc kiểm định không phải để hướng đến thúc đẩy bất kỳ sản phẩm cụ thể nào mà tập trung vào lợi ích cộng đồng, bao gồm môi trường và an toàn giao thông.

Hiện nay và trong những năm tới, do không phải kiểm định, không bị chế tài hạn chế nên xe điện có tiềm năng phát triển tốt hơn. Nhưng việc hưởng lợi là bình đẳng cho mọi đối tượng; xe máy điện VinFast không phải là đối tượng duy nhất; xe máy điện từ các thương hiệu khác, cả trong nước và quốc tế, như: Pega, Dat bike, Osakar,… cũng được hưởng lợi từ các chính sách khuyến khích giảm khí thải. VinFast, với tư cách là doanh nghiệp sản xuất xe điện lớn tại Việt Nam, có sự hiện diện mạnh mẽ, nhưng các chính sách khuyến khích xe điện không nhằm mục tiêu thúc đẩy riêng họ mà tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các hãng xe. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam, đang chuyển dần sang phương tiện thân thiện với môi trường như xe điện. Đây là xu hướng không thể đảo ngược nhằm giảm ô nhiễm và bảo vệ trái đất, không chỉ riêng VinFast mà tất cả các hãng xe điện đều được hưởng lợi từ chính sách này.

Quan điểm “kiểm định xe máy là để ủng hộ xe máy điện của VinFast” không có đủ căn cứ và mang tính suy diễn, không chính xác. Điều đó có thể khiến người dân hiểu lầm rằng: kiểm định xe máy không vì lợi ích cộng đồng, mà phục vụ lợi ích kinh tế cho một doanh nghiệp. Điều này làm suy giảm niềm tin của người dân vào chính sách của Nhà nước. Quan điểm sai lệch này có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực đối với chính sách giảm khí thải, làm chậm quá trình chuyển đổi sang phương tiện sạch và bền vững hơn, gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Do đó, Người dân cần tiếp cận thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, tránh hiểu lầm và lan truyền thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Nhà nước./.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI Ở VIỆT NAM

 

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI Ở VIỆT NAM

           Vừa qua, trên Facebook: Đài Á châu tự do, RFA đăng bài viết: “Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập hội”, với nội dung xuyên tạc rằng: Nghị định 126 “nhằm hạn chế hoạt động của xã hội dân sự”. Đây là một luận điệu sai trái, nhằm chống phá Việt Nam, cổ súy cho tự do dân chủ tư sản phương Tây, hướng lái người đọc hiểu sai về Nghị định 126/2024/NĐ-CP, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

1. Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 của Chính phủ là sự tiếp nối và phát triển các văn bản, nghị định trước đây về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở Việt Nam.

Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quyền lập hội và quyền hội họp đã được ghi rõ tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946: “tự do tổ chức và hội họp”; đây là cơ sở quan trọng cho việc xác lập các quyền dân chủ trong nước. Quyền lập hội được tiếp tục khẳng định tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013; Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45, cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với việc thực hiện các quyền về dân chủ của công dân, trong đó có quyền lập hội và quyền hội họp.

          Hiện nay, trước yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước, đặt ra phải tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, phù hợp với pháp luật; ngày 08/10/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, thay thế Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm bảo đảm chặt chẽ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất để các hội phát triển và phát huy vai trò của mình trong xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về số lượng tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, như: Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi huyện có ít nhất 20 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi xã có ít nhất 10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.

2. Thực tiễn việc tổ chức lập hội và hoạt động của các hội ở Việt Nam luôn phát huy dân chủ rộng rãi, phù hợp với pháp luật ở Việt Nam.

          Trong gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, công tác tổ chức lập hội và hoạt động của các hội ở Việt Nam được phát huy rộng rãi, đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ (tháng 10/2023) về tổng kết thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, tính đến tháng 12 năm 2022, cả nước có 71.669 hội; trong đó có 587 hội hoạt động phạm vi cả nước và 71.082 hội hoạt động phạm vi địa phương. Việt Nam đang phát triển toàn diện, đã đạt mức thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Nền kinh tế của đất nước liên tục tăng trưởng cao, GDP năm 2020 tăng 1,4 lần so với năm 2015; năm 2022 tăng trưởng đạt 8,02%, năm 2023 đạt 5,05%; theo dự báo năm 2024 đạt khoảng 6,8%. Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016; 2023 – 2025; Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách xã hội ngày càng hoàn thiện; quyền làm chủ của nhân dân, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước được phát huy mạnh mẽ.

Những minh chững trên cho thấy, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trên Facebook: Đài Á châu tự do RFA, đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái này./.

(nguồn: nhanvanviet.com)

Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

 

Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

          Việc sắp xếp tổ chức bộ máy công quyền theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chúng ta xác định đây là một cuộc cách mạng tạo động lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tuy nhiên, với mưu đồ đen tối, các thế lực thù địch không ngừng gieo rắc tư tưởng phản động vào dòng chủ lưu của đất nước, nhằm xuyên tạc, kích động, chống phá…

Chủ trương đúng, quyết tâm cao

Thời gian gần đây, thông tin về việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, sắp xếp, cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả trở thành chủ đề chính, nổi bật trên tất cả các loại hình, ấn phẩm báo chí-truyền thông. Chủ đề này cũng thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của truyền thông quốc tế. Dư luận tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam đều đánh giá cao và kỳ vọng vào sự đột phá mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực này. Nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đã có những bài viết phân tích, đánh giá, bày tỏ tin tưởng vào quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong cải cách bộ máy. Trong hoạt động đối ngoại, khi tiếp xúc với nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo cấp cao các nước, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước ta cũng thông tin về chủ trương lớn này của Việt Nam, đồng thời nhận được sự quan tâm, tin tưởng của bạn bè quốc tế.

Thông qua hội nghị các cấp, các cuộc tiếp xúc cử tri, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cũng thông tin kịp thời, giải đáp thắc mắc, tiếp thu kiến nghị của cử tri về công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy và nhận được sự đồng tình, ủng hộ, thống nhất rất cao của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động hội thảo, tọa đàm về chủ đề này cũng được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Giới chuyên gia, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân bày tỏ kỳ vọng lớn vào cuộc cách mạng mới của đất nước, đồng thời có nhiều hiến kế, đề xuất, kiến nghị có giá trị, sát thực tiễn, nhằm góp phần thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất
Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017
 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)

Có thể nói, cuộc cách mạng về cải cách tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của đất nước đã và đang nhận được sự quan tâm to lớn của nhân dân và dư luận quốc tế. Sự đồng thuận, kỳ vọng của nhân dân chính là cơ sở, nền tảng tinh thần vững chắc để Đảng, Nhà nước ta quyết tâm, quyết liệt thực hiện bằng được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra. Trong bài viết với tựa đề “Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “… Để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị…”.

Sự khẳng định tính tất yếu và quyết tâm phải làm nhanh, làm đồng bộ, chính xác, hiệu quả các bước đi, lộ trình tinh gọn bộ máy của người lãnh đạo cao nhất Đảng ta cũng chính là quyết tâm chính trị to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Điều này khẳng định, Đảng, Nhà nước ta đã xác định đúng và trúng vấn đề. Tinh gọn bộ máy không chỉ là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn của đất nước mà còn là yêu cầu khách quan của xu thế thời đại. Việt Nam sẽ gặp nhiều rào cản, khó khăn, chậm trễ… trong hội nhập quốc tế nếu không quyết liệt tinh gọn bộ máy vốn đã và đang quá cồng kềnh hiện nay.

Thấy gì từ những luận điệu xuyên tạc, chống phá?

Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc cải cách để tinh gọn, bảo đảm cho bộ máy công quyền hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là một đòi hỏi tất yếu. Đây là thời điểm chín muồi, hội tụ các yếu tố cần và đủ để chúng ta thực hiện cuộc cách mạng của thời đại mới, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, từ dấu mốc Đại hội XIV của Đảng.

Trong lúc hệ thống chính trị các cấp đang chủ động, nỗ lực triển khai các hình thức, giải pháp sắp xếp, tinh gọn bộ máy với tinh thần Trung ương nêu gương thì không gian mạng cũng liên tục xuất hiện các sản phẩm truyền thông mang tư tưởng thù địch, đi ngược lại chủ trương của Đảng, Nhà nước ta. Trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube… thời gian gần đây liên tục xuất hiện các bài viết, video clip của một số đối tượng phản động là người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những thành phần bất mãn với Tổ quốc, sống lưu vong, lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền tư tưởng phản động, xuyên tạc chống phá Đảng, chống phá đất nước.

Bám vào những thông tin về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được đăng tải trên hệ thống báo chí, truyền thông trong nước, những đối tượng này vận dụng chiêu bài cắt ghép, xuyên tạc thông tin, “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” để lèo lái, lừa bịp dư luận. Thủ đoạn của chúng là “hóng hớt” thông tin từ mạng xã hội, lắp ghép vào thông tin, hình ảnh trên báo chí chính thống trong nước để nói phải thành trái, đổi trắng thay đen. Chúng móc nối với một số đối tượng cực đoan trong nước để thực hiện những cái gọi là “trao đổi”, “phỏng vấn” với những đối tượng tự xưng, tự phong là “học giả”, “chuyên gia” để phân tích, bình luận tình hình chính trị trong nước. Chúng bám vào thông tin về việc một số đồng chí nguyên là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bị xử lý kỷ luật, gán ghép thông tin này với lộ trình tinh gọn bộ máy để chụp mũ, quy kết chúng ta “thanh trừng nội bộ”…

Chúng ta đều hiểu rõ, cuộc cách mạng nào cũng đều phải trả giá, hy sinh. Thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, chắc chắn sẽ có một bộ phận lớn cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương từ ngân sách nhà nước… dôi dư, mất việc làm, ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống gia đình. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta rất nhân văn, giải quyết có lý, có tình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự xáo trộn tâm lý xã hội và cuộc sống của những đối tượng bị ảnh hưởng. Bám vào thực tế này, các đối tượng phản động, thù địch liên tục, thường xuyên tung tin thất thiệt nhằm kích động, lôi kéo, cổ xúy các hành vi cực đoan gây mất ổn định chính trị và đoàn kết nội bộ. Những sản phẩm truyền thông độc hại này được chúng triệt để tận dụng mạng xã hội đăng tải, lan truyền với mức độ, cường độ ngày càng nhiều. Mục đích của chúng là gây nhiễu dư luận, gây rối nội bộ, phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng và hệ thống chính trị, làm lung lạc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; phá hoại cuộc cách mạng của Việt Nam trong thời đại mới…

Thống nhất nhận thức, kiên trì hành động

Yêu cầu đầu tiên và trước hết là phải tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động từ trong Đảng và hệ thống chính trị các cấp. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không phải là việc làm “nhất thời” như các thế lực thù địch rêu rao, mà thực chất là chúng ta đã triển khai thực hiện từ lâu, trọng tâm là giai đoạn 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chúng ta đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, kết quả đạt được theo yêu cầu đề ra vẫn còn khiêm tốn, thực tế còn tồn tại nhiều điểm nghẽn, bất cập cần khẩn trương tháo gỡ. Đảng ta đã chỉ rõ, cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ…

Những hạn chế, tồn tại đó là lực cản lớn, gây lãng phí, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nguyên nhân là do chúng ta còn chậm chạp, thiếu quyết liệt trong thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Những hạn chế, yếu kém, tồn tại đã được Đảng, Nhà nước chỉ rõ, thẳng thắn thừa nhận. Việc triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy được làm trước hết từ Trung ương đã thể hiện rõ tính nêu gương, tiền phong gương mẫu từ trên xuống.

Sự thống nhất nhận thức và hành động, trước hết, trên hết từ trong Đảng là nhân tố nòng cốt, trung tâm để tạo sự thống nhất trong cả hệ thống chính trị và toàn dân. Để có sự thống nhất, đoàn kết thực chất, bền vững, bên cạnh việc tin tưởng, ủng hộ, đồng hành với chủ trương lớn của Đảng, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và công dân yêu nước phải có chính kiến, thái độ rõ ràng trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các đối tượng cực đoan, phản động, thế lực thù địch.

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, kẻ thù của cách mạng Việt Nam là thực dân, đế quốc xâm lược và các thế lực tay sai. Cuộc cách mạng trong thời đại mới về tinh gọn bộ máy, kẻ thù của chúng ta bên cạnh các thế lực thù địch, phần tử phản động còn là cái “tôi” ích kỷ, hẹp hòi, đố kỵ, sự yếu kém của bản lĩnh, chủ nghĩa cá nhân. Để cách mạng thành công, phải đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, đồng thời phải đấu tranh với chính cái “tôi” tiêu cực, chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn có hiệu quả những biểu hiện suy thoái chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống ngay từ nội bộ.

(nguồn: huongsenviet.com)

“Thánh nổ” Việt Tân lại nói càn

 

“Thánh nổ” Việt Tân lại nói càn

 – Mới đây, trong một phát biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập vấn đề cung cấp trợ lý ảo cho công chức trong quá trình làm việc. Dựa vào nội dung này, ngày 25/12, trên trang facebook Việt Tân đăng bài “Bộ trưởng lại nổ nữa rồi” có nội dung phê bình các phát biểu của ông về khả năng dẫn đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, triển khai mạng viễn thông 5G, v.v. Việc dùng cụm từ “thánh nổ” để ám chỉ sự phóng đại, xa rời thực tế của ông Hùng là không chính xác vì.


Trước hết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược về công nghệ. Trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, Ông đã có nhiều giải pháp tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ đẩy mạnh các chương trình, dự án về chuyển đổi số, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo, thu được nhiều kết quả tích cực. Trong chuyển đổi số, Việt Nam đã thực hiện một cách toàn diện, tập trung vào ba trụ cột: chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số. Chính phủ đã đưa ra Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số, dự kiến đóng góp vào nền kinh tế nước ta 20% GDP. Trên cơ sở đó, thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, giáo dục trực tuyến; xây dựng Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2019 đã cung cấp hàng trăm dịch vụ trực tuyến,… giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng và giảm thời gian xử lý hồ sơ.

Với mạng 5G, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai tại khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT và MobiFone đã thử nghiệm mạng 5G từ năm 2020. Việt Nam đã tự sản xuất được nhiều thiết bị 5G để giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc tế. Tập đoàn Viettel đã thử nghiệm thành công mạng 5G tại các khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM, cho phép người dân trải nghiệm tốc độ internet siêu nhanh, với tốc độ đạt tới 1-2 Gbps. Điều này mở ra cơ hội cho các ứng dụng công nghệ cao như nhà thông minh, xe tự lái, và y tế từ xa.

Trí tuệ nhân tạo được coi là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam. Chính phủ đã khuyến khích nghiên cứu và phát triển AI, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI tại khu vực ASEAN. Các công ty công nghệ Việt Nam như FPT và VinAI đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nền tảng AI của Tập đoàn FPT, đã cung cấp giải pháp xử lý giọng nói và chatbot tự động, hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng. VinAI đã phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống an ninh và dịch vụ công cộng.

Vùng với đó, ông Hùng là nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng và động lực cho cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, một quốc gia cần những nhà lãnh đạo dám nghĩ lớn và hành động quyết liệt. Trong đó, việc truyền cảm hứng và thúc đẩy lòng tin của cộng đồng là yếu tố quan trọng. Những phát biểu táo bạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là cách Ông tạo động lực cho doanh nghiệp và xã hội Việt Nam. Ông không ngần ngại nói về khát vọng lớn, điều này không đồng nghĩa với “nói khoác”, mà là sự khích lệ một quốc gia còn nhiều tiềm năng nhưng đôi khi thiếu tự tin. Lịch sử cho thấy, những nhà lãnh đạo thành công thường là những người dám mơ lớn và hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ, năm 1988, khi mới thành lập, ông Trương Gia Bình đã ấp ủ giấc mơ đưa FPT trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và vươn ra thế giới. Trong một thời điểm mà công nghệ thông tin còn khá xa lạ tại Việt Nam, ông Bình đã nhìn thấy tiềm năng và sức mạnh của công nghệ trong việc thay đổi xã hội và nền kinh tế. Ông đã định hướng FPT trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số; xem đây là cơ hội phát triển của doanh nghiệp, là trách nhiệm với quốc gia. Cho tới hôm nay, doanh nghiệp này đã có trên 30.000 nhân viên và thàng trăm chi nhánh trên thế giới, năm 2023, doanh thu là 52.617 tỷ đồng, lợi nhuận là 7.788 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước là 1.415 tỷ đồng, là doanh nghiệp lớn thứ 3 của Việt Nam.

Những thành tựu mà ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là minh chứng cho thấy Ông là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng thực thi, không phải là người “nói khoác mạnh mẽ”. Và, phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là từ thực tiễn, hoàn toàn vì sự phát triển của đất nước, đâu phải “thánh nổ” như Việt Tân – những kẻ chuyên “bới móc”, nói càn, hại dân, hại nước./.


CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI Ở VIỆT NAM

 

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI Ở VIỆT NAM

           Vừa qua, trên Facebook: Đài Á châu tự do, RFA đăng bài viết: “Lo sợ cách mạng màu, Chính phủ ra Nghị định 126 bóp nghẹt hơn quyền lập hội”, với nội dung xuyên tạc rằng: Nghị định 126 “nhằm hạn chế hoạt động của xã hội dân sự”. Đây là một luận điệu sai trái, nhằm chống phá Việt Nam, cổ súy cho tự do dân chủ tư sản phương Tây, hướng lái người đọc hiểu sai về Nghị định 126/2024/NĐ-CP, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

1. Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 của Chính phủ là sự tiếp nối và phát triển các văn bản, nghị định trước đây về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở Việt Nam.

Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quyền lập hội và quyền hội họp đã được ghi rõ tại Điều 10 Hiến pháp năm 1946: “tự do tổ chức và hội họp”; đây là cơ sở quan trọng cho việc xác lập các quyền dân chủ trong nước. Quyền lập hội được tiếp tục khẳng định tại các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 và năm 2013; Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45, cho thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đối với việc thực hiện các quyền về dân chủ của công dân, trong đó có quyền lập hội và quyền hội họp.

          Hiện nay, trước yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước, đặt ra phải tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, phù hợp với pháp luật; ngày 08/10/2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP, thay thế Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm bảo đảm chặt chẽ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhất để các hội phát triển và phát huy vai trò của mình trong xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về số lượng tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, như: Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi huyện có ít nhất 20 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; Hội hoạt động trong phạm vi xã có ít nhất 10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.

2. Thực tiễn việc tổ chức lập hội và hoạt động của các hội ở Việt Nam luôn phát huy dân chủ rộng rãi, phù hợp với pháp luật ở Việt Nam.

          Trong gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, công tác tổ chức lập hội và hoạt động của các hội ở Việt Nam được phát huy rộng rãi, đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ (tháng 10/2023) về tổng kết thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, tính đến tháng 12 năm 2022, cả nước có 71.669 hội; trong đó có 587 hội hoạt động phạm vi cả nước và 71.082 hội hoạt động phạm vi địa phương. Việt Nam đang phát triển toàn diện, đã đạt mức thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Nền kinh tế của đất nước liên tục tăng trưởng cao, GDP năm 2020 tăng 1,4 lần so với năm 2015; năm 2022 tăng trưởng đạt 8,02%, năm 2023 đạt 5,05%; theo dự báo năm 2024 đạt khoảng 6,8%. Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016; 2023 – 2025; Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách xã hội ngày càng hoàn thiện; quyền làm chủ của nhân dân, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước được phát huy mạnh mẽ.

Những minh chững trên cho thấy, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP ngày 08/10/2024 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch trên Facebook: Đài Á châu tự do RFA, đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái này./.

(nguồn: nhanvanviet.com)