Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN “YÊU THUẬT” CỦA ĐẶNG ĐÌNH MẠNH

 

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN “YÊU THUẬT” CỦA ĐẶNG ĐÌNH MẠNH

  1. Đặng Đình Mạnh đã dùng thủ đoạn đánh tráo khái niệm để bôi nhọ đường lối đối ngoại của Việt Nam.

Ngay đầu bài viết, Đặng Đình Mạnh đã ngông cuồng đưa ra nhận định: Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên “vươn vời” của dân tộc Việt Nam. Đây là nhận định hết sức nguy hiểm, mục đích của Y là “Đánh tráo khái niệm”, thổi phồng khuyết điểm, tồn tại của Việt Nam, bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi, phá vỡ niềm tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, kích động chia rẽ nội bộ, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Để đạt được mục đích, Y đã cố tình rêu rao về sai phạm của một số nghệ sĩ, cán bộ của ta khi đi công tác, du lịch ở nước ngoài để quy chụp, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực. Thủ đoạn đánh tráo khái niệm từ “vươn mình” thành “vươn vòi” này rất nguy hiểm, nó là thủ đoạn tuy không mới, nhưng khi được truyền bá vào từng thời điểm cụ thể, đánh trúng tâm lý một bộ phận nhân dân sẽ rất sức độc hại, nguy hiểm, gây mất niềm tin của nhân dân  đối với Đảng.

Thực tế chứng minh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, dân tộc Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá kỳ diệu, tạo ra những kỷ nguyên vẻ vang: kỷ nguyên độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1930 – 1975); kỷ nguyên thống nhất đất nước, đổi mới (1975 – 2025) và bây giờ, chúng ta bước vào kỷ nguyên thứ ba – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Như vậy, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sẽ là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng. Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển theo chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Qua đây, mỗi chúng ta cần hiểu rõ bản chất “yêu thuật” nguy hiểm của thủ đoạn “đánh tráo khái niệm” không để Đặng Đình mạnh và các thế lực thù địch lợi dụng, mê hoặc.

  1. Đặng Đình Mạnh cho rằng, đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” là đường lối đối ngoại“uốn éo của giới buôn phấn bán hoa” hay “ chính sách đối ngoại đu dây”

Đây là nhận định thể hiện sự “ấu trĩ”, phản động, phản khoa học của Đặng Đình Mạnh, bởi lẽ, ngoại giao “cây tre Việt Nam” là đường lối ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh:

Thứ nhất, ngoại giao “cây tre Việt Nam” phù hợp với cách mạng Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện sự khoa học, ý chí, niềm tin và mong muốn của nhân dân Việt Nam. Người Việt Nam đã trải qua các cuộc chiến tranh với những mất mát và đau thương to lớn. Vì thế, càng hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, độc lập, tự do; hiểu và trân trọng tinh thần tự lực, tự cường “đem sức ta mà giải phóng cho ta” từ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Thứ hai, ngoại giao “cây tre Việt Nam” thể hiện sự tiến bộ, phù hợp với dòng chảy của thời đại. Trên thực tế, trong xu thế toàn cầu hóa, hợp tác và cạnh tranh diễn ra đan xen, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều biến đổi khó lường. Trong bối cảnh đó, ngoại giao “cây tre Việt Nam” xác định độc lập dân tộc, lợi ích Tổ quốc là “gốc”, là nguyên tắc “bất biến”; linh hoạt, uyển chuyển để cân bằng, giữ vững mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia trên thế giới, để không bị rơi vào “vòng xoáy” của bất cứ một quốc gia nào.

Thứ ba, ngoại giao “cây tre Việt Nam” luôn khẳng định sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, là “gốc vững” cho “thân” và “cành” lớn mạnh. Trong bất kỳ khó khăn, thử thách nào cũng luôn bản lĩnh, kiên định, can trường vì mục tiêu độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Củng cố các quan hệ đa phương một cách uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Vì thế, chắc chắn không phải là những hoạt động “tầm gửi”, “ăn bám” – lợi dụng, phụ thuộc vào nước khác như các đối tượng phản động rêu rao.

Thứ tư, ngoại giao “cây tre Việt Nam” mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam; được kế thừa, đúc rút và phát huy từ những giá trị truyền thống ngoại giao của dân tộc qua ngàn năm lịch sử, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, được lãnh đạo, sáng tập bởi lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại và được phát triển, hoàn thiện trong suốt quá trình cách mạng của đất nước. Điều đó thể hiện nét riêng có của dân tộc Việt Nam xuất phát từ mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân”.

Từ những luận giải trên, có thể thấy, đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển, tiến bộ và có những bước đi rất vững chắc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay./.

Không có nhận xét nào: