Thứ Tư, 15 tháng 1, 2025

“Thánh nổ” Việt Tân lại nói càn

 

“Thánh nổ” Việt Tân lại nói càn

           – Mới đây, trong một phát biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập vấn đề cung cấp trợ lý ảo cho công chức trong quá trình làm việc. Dựa vào nội dung này, ngày 25/12, trên trang facebook Việt Tân đăng bài “Bộ trưởng lại nổ nữa rồi” có nội dung phê bình các phát biểu của ông về khả năng dẫn đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, triển khai mạng viễn thông 5G, v.v. Việc dùng cụm từ “thánh nổ” để ám chỉ sự phóng đại, xa rời thực tế của ông Hùng là không chính xác vì.


Trước hết, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược về công nghệ. Trong nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, Ông đã có nhiều giải pháp tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ đẩy mạnh các chương trình, dự án về chuyển đổi số, công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo, thu được nhiều kết quả tích cực. Trong chuyển đổi số, Việt Nam đã thực hiện một cách toàn diện, tập trung vào ba trụ cột: chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số. Chính phủ đã đưa ra Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số, dự kiến đóng góp vào nền kinh tế nước ta 20% GDP. Trên cơ sở đó, thúc đẩy chính phủ điện tử, chính phủ số, hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, giáo dục trực tuyến; xây dựng Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2019 đã cung cấp hàng trăm dịch vụ trực tuyến,… giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng và giảm thời gian xử lý hồ sơ.

Với mạng 5G, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai tại khu vực Đông Nam Á. Các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, VNPT và MobiFone đã thử nghiệm mạng 5G từ năm 2020. Việt Nam đã tự sản xuất được nhiều thiết bị 5G để giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp quốc tế. Tập đoàn Viettel đã thử nghiệm thành công mạng 5G tại các khu vực trung tâm Hà Nội và TP.HCM, cho phép người dân trải nghiệm tốc độ internet siêu nhanh, với tốc độ đạt tới 1-2 Gbps. Điều này mở ra cơ hội cho các ứng dụng công nghệ cao như nhà thông minh, xe tự lái, và y tế từ xa.

Trí tuệ nhân tạo được coi là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược chuyển đổi số của Việt Nam. Chính phủ đã khuyến khích nghiên cứu và phát triển AI, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI tại khu vực ASEAN. Các công ty công nghệ Việt Nam như FPT và VinAI đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Nền tảng AI của Tập đoàn FPT, đã cung cấp giải pháp xử lý giọng nói và chatbot tự động, hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng. VinAI đã phát triển công nghệ nhận diện khuôn mặt được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống an ninh và dịch vụ công cộng.

Vùng với đó, ông Hùng là nhà lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng và động lực cho cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, một quốc gia cần những nhà lãnh đạo dám nghĩ lớn và hành động quyết liệt. Trong đó, việc truyền cảm hứng và thúc đẩy lòng tin của cộng đồng là yếu tố quan trọng. Những phát biểu táo bạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là cách Ông tạo động lực cho doanh nghiệp và xã hội Việt Nam. Ông không ngần ngại nói về khát vọng lớn, điều này không đồng nghĩa với “nói khoác”, mà là sự khích lệ một quốc gia còn nhiều tiềm năng nhưng đôi khi thiếu tự tin. Lịch sử cho thấy, những nhà lãnh đạo thành công thường là những người dám mơ lớn và hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ, năm 1988, khi mới thành lập, ông Trương Gia Bình đã ấp ủ giấc mơ đưa FPT trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam và vươn ra thế giới. Trong một thời điểm mà công nghệ thông tin còn khá xa lạ tại Việt Nam, ông Bình đã nhìn thấy tiềm năng và sức mạnh của công nghệ trong việc thay đổi xã hội và nền kinh tế. Ông đã định hướng FPT trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong cuộc cách mạng chuyển đổi số; xem đây là cơ hội phát triển của doanh nghiệp, là trách nhiệm với quốc gia. Cho tới hôm nay, doanh nghiệp này đã có trên 30.000 nhân viên và thàng trăm chi nhánh trên thế giới, năm 2023, doanh thu là 52.617 tỷ đồng, lợi nhuận là 7.788 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước là 1.415 tỷ đồng, là doanh nghiệp lớn thứ 3 của Việt Nam.

Những thành tựu mà ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đạt được dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là minh chứng cho thấy Ông là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng thực thi, không phải là người “nói khoác mạnh mẽ”. Và, phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là từ thực tiễn, hoàn toàn vì sự phát triển của đất nước, đâu phải “thánh nổ” như Việt Tân – những kẻ chuyên “bới móc”, nói càn, hại dân, hại nước./.


Không có nhận xét nào: