PHẠM ĐOAN TRANG MÚA BÚT LÀM LIỀU
Vừa qua, Phạm Đoan Trang, đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới
blogger Việt Nam”, đồng thời là thành viên của tổ chức VOICE và “Luật khoa tạp
chí” công khai ra mắt cuốn sách “Cẩm nang nuôi tù”. Các bài viết mà đối tượng
tập hợp thành sách dày gần 290 trang, gồm 8 chương, do Nhà xuất bản Tự do ấn hành.
Điều đáng bàn ở đây là nội dung cuốn sách chủ yếu xuyên tạc
tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, bôi nhọ lực
lượng công an, ca ngợi số đối tượng chống đối bị bắt xử lý, xuyên tạc
chế độ giam giữ đối với phạm nhân của cơ quan công an Việt Nam. Cuốn
sách còn là tập hợp chiêu thức, thủ đoạn hướng dẫn số phản động, chống đối và
thân nhân các đối tượng đang bị thi hành án phạt tù về các tội xâm phạm an ninh
quốc gia đối phó với lực lượng Công an.
Với gần 300 trang giấy, cuốn sách được quảng cáo như một
tài liệu cần thiết đối với gia đình của các tù nhân (đặc biệt là các tù nhân
zận chủ), trong đó cuốn sách hướng dẫn họ cách làm truyền thông, cách vận động
sự phản đối từ bên ngoài, rồi cách thăm nuôi sao cho hợp với zận chủ…
Giống như cuốn “Chính trị bình dân” và “Phản kháng phi bạo
lực” trước đây, cuốn “Cẩm nang nuôi tù” đã được các tổ chức phản động và đám
zân chủ tung hô quảng cáo một cách rỉnh rang ầm ĩ. Thậm chí cả tổ chức khủng bố
Việt Tân cũng có clip giới thiệu cuốn sách này. Chúng đã đổ tiền cho Phạm Đoan
Trang viết sách xuyên tạc trắng trợn về tình hình ở Việt Nam, sau đó tìm cách
xuất bản chui và huy động truyền thông nhằm quảng bá cho cuốn sách. Qua đây có
thể thấy sự hậu thuẫn rất lớn của các tổ chức phản động trong việc “đặt hàng”,
cổ súy các đối tượng zận chủ biên soạn các tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa
đặt để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, “điểm mới” trong phát tán cuốn sách lần này của
Phạm Đoan Trang chính là quá trình phân phối. Trang đã lựa chọn những kẻ lợi
dụng tôn giáo, lợi dụng dân chủ chống phá Đảng, Nhà nước tại 3 miền để phát tán
sách. Đó là linh mục Nguyễn Duy Tân, linh mục Đặng Hữu Nam và dân oan Dương Nội
Cấn Thị Thêu cùng Trịnh Bá Tư. Phạm Đoan Trang muốn lợi dụng tiếng tăm và chiếc
áo linh mục của Nguyễn Duy Tân và Đặng Hữu Nam để nhằm bán sách. Còn Cấn Thị
Thêu và Trịnh Bá Tư là những “dân oan”, mặc dù trình độ không cao nhưng mỗi lần
Trang xuất bản sách thì rất nhiệt tình quảng bá, bán hộ sách, có lẽ họ coi đây
như là nguồn kiếm thêm thu nhập. Thế là Trang đã chọn được 3 đầu mối ở 3 miền
đất nước.
Nhưng điều đáng bàn ở đây chính là mục đích của Phạm Đoan
Trang khi phát tán cuốn sách trên. Điều đầu
tiên, thì rõ ràng việc xuất bản
cuốn sách sẽ giúp cho Trang có được một khoản tiền kha khá kể cả khi không bán
được sách khi nhiều tổ chức phản động rót tiền về để có được một tác phẩm chống
phá, một công cụ tuyên truyền; bởi đối với các tổ chức phản động ở hải ngoại
rất cần người hiểu biết về tình hình Việt Nam, xuyên tạc một cách “chân thực”
về tình hình Việt Nam.
Thứ hai, tiếp
theo cuốn “Chính trị bình dân” thì cuốn “Cẩm nang nuôi tù” sẽ giúp tên tuổi của
Trang tiếp tục được khẳng định trong làng zận chủ.
Thứ ba, đối
tượng mà Trang hướng đến là thân nhân, là gia đình của những người tù nhân zận
chủ. Thông qua cuốn sách “Cẩm nang
nuôi tù”, Trang muốn reo rắc, kích động tư tưởng bất mãn đối với thân
nhân của các đối tượng thường được mang cái danh “các nhà zận chủ” để từ đó lan
truyền đến chính các đối tượng mỗi khi được thăm gặp.
Trên thực tế, gia đình có vai trò hết sức quan trọng đối với
các phạm nhân. Mỗi lần thăm gặp sẽ giúp các phạm nhân nhận ra lỗi lầm, thấy
được tình cảm của người thân, sự xa cách, cái giá của tự do, từ đó phạm nhân sẽ
yên tâm cải tạo tốt để sớm hoàn lương, trở về hòa nhập cộng đồng làm lại cuộc
đời. Tuy nhiên, qua cuốn sách, Phạm Đoan Trang lại có cái nhìn méo mó, sai lệch
về tình hình quản lý, thi hành án phạt tù đối với các phạm nhân trong các
trại giam ở Việt Nam. Đó là cách Phạm Đoan Trang muốn chính người thân của các
tù nhân cổ vũ, khích lệ nhận thức lệch lạc và hành động sai trái của các đối
tượng zận chủ. Chưa dừng lại ở đó, Phạm Đoan Trang còn gián tiếp lôi
kéo những người thân của các đối tượng đó tham gia các hoạt động tuyên
truyền chống phá Đảng và Nhà nước.
Có thể thấy rõ tính nguy hiểm của cuốn sách “Cẩm nang nuôi
tù”, đó chính là việc nhồi sọ đánh vào tâm tư, tình cảm của những người thân
của tù nhân trong làng zận chủ, từng bước hướng họ theo con đường chống đối như
chính các đối tượng đã mắc phải. Thông qua cuốn sách, Phạm Đoan Trang muốn lôi
kéo càng nhiều người tham gia các hoạt động chống đối, từng bước tạo dựng và
tập hợp lực lượng; kích động làm xấu đi tình hình an ninh trật tự đất nước.
Hành vi của Phạm Đoan Trang đã có dấu hiệu vi phạm
tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên
truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” quy định tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Hình sự, hi vọng các cơ
quan chức năng sẽ sớm vào cuộc để ngăn chặn, xử lý. Và với việc ra đời “Cẩm
nang nuôi tù” chẳng khác nào điềm báo cho Phạm Đoan Trang chuẩn bị hành trình
cho mình để gia nhập trại giam trong một ngày không xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét