Thứ Hai, 15 tháng 3, 2021

Nhiều bị cáo phủ nhận hành vi trong vụ án Ethanol ở Phú Thọ

 

Nhiều bị cáo phủ nhận hành vi trong vụ án Ethanol ở Phú Thọ


Chiều nay (9/3), phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.

Cựu TGĐ PVB phân trần trong phần xét hỏi

Theo cáo buộc, bị cáo Vũ Thanh Hà, với vai trò Uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc PVB biết rõ Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ nhưng bị cáo vẫn chỉ đạo Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, Tổ chuyên gia giúp việc thẩm định đấu thầu lập hồ sơ yêu cầu loại bỏ một số tiêu chí đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để chỉ định thầu cho Liên danh nhà thầu.

dinh-la-thang-trong-vu-an-ethanol(1).jpg
Các bị cáo tại phiên toà xét xử ngày hôm nay

Ngoài ra, bị cáo Vũ Thanh Hà còn tự ý ký các quyết định phê duyệt chỉ định thầu, phê duyệt nội dung, giá trị gói thầu TK05 và ký hợp đồng EPC với Liên danh nhà thầu PVC/Alfa Laval/Delta-T trái các quy định. Việc làm của bị cáo này nhằm hoàn thành việc chỉ định thầu cho Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng, dẫn đến dự án bị dừng thi công, gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng xác định, hành vi của của cựu TGĐ PVB Vũ Thanh Hà bị cho là đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trả lời các câu hỏi của vị đại diện VKS tại phiên toà, bị cáo Hà cho biết: Thời điểm thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ, tiến độ thực hiện dự án lúc đó rất gấp gáp. Bị cáo nghĩ đây là mục tiêu chính trị nên cũng thúc làm nhanh. Bị cáo cho rằng, do PVN định hướng chỉ định thầu cho PVC nên đã bằng mọi cách phải thực hiện bám sát theo chủ trương, hướng đến việc thực hiện chỉ định thầu cho PVC.

Theo lời khai của bị cáo Hà, bản thân bị cáo không muốn thực hiện dự án Ethanol Phú Thọ theo hướng chỉ định thầu nên đã có báo cáo về việc hồ sơ đề xuất của PVC không đạt và với hồ sơ đề xuất như vậy, không thể chỉ định thầu được.

Cựu TGĐ PVB Vũ Thanh Hà khai, khi đi vào thực hiện, Liên danh nhà thầu thực hiện nhiều nội dung sai với hợp đồng. Bị cáo đã có công văn báo cáo PVN, đã có ý kiến về việc không thể thực hiện được và tiên lượng việc dự án sẽ bị dừng lại... Vì có ý kiến trái chiều mà bị cáo đã bị Ban chỉ đạo triển khai các dự án nhiên liệu sinh học đề nghị điều bị cáo đi khỏi dự án.

Cũng trong phần xét hỏi, trả lời các câu hỏi của luật sư, bị cáo Vũ Thanh Hà cho biết: Khi ban lãnh đạo PVB thông qua dự án, bị cáo xác định là quá khả năng tài chính. Và việc tìm nguồn vốn cũng khó khăn. Bị cáo Hà nói: “Tôi đã tiên lượng, với phần vốn phát sinh, không thể bù đắp được thêm nữa, dự án sẽ bị dừng lại”.

Trịnh Xuân Thanh khai gì về việc mua đất ở Tam Đảo?

Trong vụ án sai phạm tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc hai tội danh.

6c816324-2acb-4f2d-9eb6-2ed9e283334b.jpeg
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Trong đó, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ của ông Trịnh Xuân Thanh liên quan đến dùng tiền dự án mua lô đất tại thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).

Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Xuân Thanh thừa nhận, sau khi lập Công ty CP Xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC Kinh Bắc), PVC có ký hợp đồng số 173 để thực hiện dự án xây lắp Nhà máy sợi tơ Đình Vũ. PVC góp 5% vốn thương hiệu với PVC Kinh Bắc.

Liên quan đến khoản tiền tạm ứng 25 tỉ đồng để thực hiện hợp đồng 173, theo quy kết là trái quy định pháp luật, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cho hay, không bao giờ "chốt" là bao nhiêu tỉ, với cương vị của Chủ tịch HĐQT.

Bị cáo chỉ yêu cầu phải tạm ứng tiền theo đúng hợp đồng, còn đâu nếu quá thì trên cơ sở Tổng Giám đốc và các đơn vị thi công phối hợp với chủ đầu tư…

Lý giải về việc chỉ đạo chuyển 21 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng cho PVC Kinh Bắc thành tiền góp vốn, Trịnh Xuân Thanh cho rằng, PVC góp vốn vào rất nhiều công ty theo quy hoạch mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam phê duyệt.

Theo bị cáo Trịnh Xuân Thanh, năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến không được góp vốn bằng thương hiệu mà phải bằng tiền. Do đó, PVC bắt buộc phải chuyển góp vốn thương hiệu 10% đó sang thành tiền.

Bị cáo cho rằng, chủ trương góp vốn vào các công ty con của tổng công ty, và thoái vốn là chủ trương đã được phê duyệt, nằm trong quyền HĐQT. Nếu không quá mức tiền quy định thì không phải xin ý kiến tập đoàn. Bị cáo Thanh nói: "Khi PVC Kinh Bắc có đề nghị chúng tôi góp vốn, tôi đồng ý chủ trương". Bị cáo Thanh phủ nhận việc góp vốn và cho rằng, một Phó TGĐ là người đã ra quyết định góp vốn. Theo bị cáo quyết định đó là hoàn toàn sai về luật.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói thêm rằng, bản thân bị cáo đã quyết định không góp thêm, bị cáo Thanh nói: "Thực ra tôi giúp công ty đòi nợ về chứ không phải cái gì gọi là gian dối cả".

Cũng theo bị cáo Thanh, năm 2010, khi ông Đỗ Văn Hồng - Tổng Giám đốc PVC Kinh Bắc có nói chuyện đầu tư Resort ở Tam Đảo để bán, kinh doanh. Bị cáo có nói "đầu tư đi, anh mua một căn". Sau đó ông Hồng làm chứ không có liên quan gì đến bị cáo, tại vì không phải xin ý kiến bị cáo. Trong quá trình làm, không biết vì sao lại bảo bị cáo chỉ đạo cho ai ứng tiền là hoàn toàn không có chuyện đấy.

Năm 2016, nhà bị cáo thỉnh thoảng lên Tam Đảo chơi. Hồng bảo với bị cáo xem có ai mua đất không. Bị cáo có nói "để xem", về nói chuyện với vợ.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng cho hay, số tiền mua mảnh đất tại Tam Đảo từ nguồn góp của em trai, vợ và một người khác. Bản thân bị cáo không quan tâm đến việc mua bán đó, cho tới tận bây giờ. Bị cáo Thanh nói: "Với vị trí của tôi, tôi có lấy tiền của ông Hồng thì việc gì phải nợ". Sau đó, việc mua bán thì vợ và bị cáo Hồng biết. Bị cáo chỉ biết không có nợ nần gì.

Không có nhận xét nào: