RFA đang “lo bò trắng răng”
“Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư vào Việt Nam” là tiêu đề bài viết đăng trên trang facebook Đài RFA ngày 05/10. Trong bài viết có thông tin: khi làm việc với các nhà lãnh đạo Việt Nam, đại diện các tập đoàn lớn về công nghệ của Mỹ lại không hề nhắc tới liệu hãng có thảo luận vấn đề tự do ngôn luận với lãnh đạo Chính phủ Việt Nam vốn thường xuyên bỏ tù công dân giám bày tỏ ý kiến khác biệt dù rất nhỏ của mình trên mạng xã hội hay không.
Thực chất, thông tin này nhằm kích động các tập đoàn công nghệ của Mỹ dùng vấn đề nhân quyền làm “điều kiện” khi đàm phán hợp tác với Việt Nam, nếu không sẽ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư. Điều này cho thấy Đài RFA đang “lo bò trắng răng”. Bởi vì:
Tất cả những tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp trong đó có các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đều thực hiện nguyên tắc bất di bất dịch trong khi đàm phán hợp tác đầu tư, làm ăn ở bất kỳ quốc gia nào là họ đều phải tìm hiểu kỹ về tình hình chính trị; chủ trương, đường lối, chính sách thu hút và những ưu đãi khi đầu tư; nguồn nhân công, cơ sở hạ tầng,... làm cơ sở tính lợi nhuận thu được. Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc có đầu tư hay không của các tập đoàn, doanh nghiệp. Đối với Việt Nam, hiện đang là một trong những quốc gia luôn đáp ứng tốt nhất các điều kiện, yêu cầu đối với các tập đoàn kinh tế lớn và cộng đồng doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Thực tế đã chỉ ra: Việt Nam là đất nước có sự ổn định về chính trị. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách ưu đãi để phát triển nền kinh tế, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư. Trong các chuyến công tác, làm việc ở nước ngoài, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều có các cuộc gặp, làm việc trực tiếp với lãnh đạo các tập đoàn lớn, cộng đồng doanh nghiệp tại các nước nhằm khẳng định quan điểm, chủ trương, chính sách thu hút đầu tư; trao đổi, làm rõ những thời cơ, thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam,... tạo sự yên tâm, tin tưởng của các tập đoàn kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 2.247 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (tăng 8,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 12 tỉ USD (tăng 27% so với cùng kỳ); có 926 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 4,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 5,7 tỉ USD (tăng 14,8% so với cùng kỳ). Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, Việt Nam luôn quan tâm, nỗ lực bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền cơ bản của con người, như: quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, v.v. Bằng chứng là, ngày 27/9/2024 vừa qua, Khóa họp thường kỳ lần thứ 57, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Trong đó, đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của Việt Nam trong toàn bộ tiến trình UPR, nhất là việc chấp thuận các khuyến nghị với tỉ lệ cao và xây dựng kế hoạch triển khai bài bản. Đồng thời, hoan nghênh những nỗ lực và thành tựu ấn tượng của Việt Nam rong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đặc biệt trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai. Các đại biểu đã ghi nhận các tiến bộ mọi mặt ở Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật về quyền con người, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và quyền các nhóm dễ bị tổn thương. Nhiều nước đã khuyến khích Việt Nam phát huy kinh nghiệm và thực tiễn tốt trong triển khai các khuyến nghị UPR. Một số tổ chức phi chính phủ nhấn mạnh đã được tạo điều kiện tham gia đóng góp vào tiến trình UPR ở Việt Nam, chia sẻ rằng thông qua tham gia UPR đã có nhiều đề xuất của mình được Chính phủ tiếp thu và triển khai trên thực tiễn, nhất là trong bảo đảm bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy phát triển bền vững.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên, khi Chủ tịch phụ trách quan hệ đối ngoại toàn cầu của Meta (Công ty mẹ của Facebook) là Nick Clegg đã khẳng định: “Việt Nam tiếp tục là một quốc gia quan trọng đối với Meta” trong cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ Pham Minh Chính và tuyên bố sẽ sản xuất thiết bị kính thực tế ảo tại Việt Nam. Và tới đây, sẽ còn nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn khác trên thế giới tiếp tục tìm hiểu, đầu tư phát triển tại Việt Nam trong tương lai.
Việc Đài RFA chỉ dựa vào một số thông tin phiến diện, không chính xác rồi suy diễn: “Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đối mặt với các quan ngại về nhân quyền khi đầu tư vào Việt Nam” là hoàn toàn vô lý, chả khác nào “lo bò trắng răng”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét