Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024

Tại sao các Zận “dân chủ” lại đòi bỏ ba điều luật (109, 117, 331) trong Bộ luật Hình sự năm 2015

 

Tại sao các Zận “dân chủ” lại đòi bỏ ba điều luật (109, 117, 331) trong Bộ luật Hình sự năm 2015

       - Lợi dụng việc các tổ chức, cơ quan chức năng tổ chức các hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong nhân dân để xây dựng các dự Luật (trong đó có nội dung đề nghị bổ sung một số luật) trình Quốc hội xem xét thông qua, các Zận “dân chủ”, lực lượng thù địch, phản động ra sức xuyên tạc ý nghĩa và một số nội dung của định hướng xây dựng luật. Trên các trang mạng xã hội, chúng sử dụng thủ đoạn “trích dẫn”, “cắt ghép” ý kiến của một số luật sư thoái hóa, biến chất, như: Đặng Đình Mạnh, Lê Quốc Quân,… để phủ nhận sự cần thiết, giá trị và một số nội dung bổ sung của luật. Đáng lưu ý là chúng “yêu cầu bãi bỏ ba điều luật (109, 117, 331) trong Bộ luật Hình sự năm 2015.

         Trước hết cần khẳng định rõ đây là đòi hỏi hết sức phi lý. Vậy tại sao chúng lại đưa ra yêu cầu này? Tre Việt xin trao đổi mấy ý kiến như sau:

Thứ nhất, các điều luật mà chúng đòi xóa bỏ là những quy định về nhóm tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, như: Điều 109 “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, Điều 117 “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.


Thứ hai, từ thực tiễn đều minh chứng: bản thân các Zận “dân chủ” đã luôn lợi dụng vấn đề “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”,... để vi phạm các nội dung được quy định rõ trong các điều trên, nhất là Điều 331 “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Những vi phạm của các nhà Zân “chủ dân” này đều được các cơ quan pháp luật Việt Nam điều tra, xét xử công khai, đúng người, đúng tội. Song, được sự hà hơi, tiếp sức, thậm chí là “vinh danh” của các thế lực phản động, thù địch bên ngoài, chúng ra sức “kêu oan”, xuyên tạc, vu cáo chính quyền, rằng: vi phạm quyền “tự do ngôn luận”, “dân chủ”, quyền “bất khả xâm phạm của con người”,... hòng hướng sự chú ý của dư luận trong nước, cũng như cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí như: RFI, RFA, BBC,… tạo cớ can thiệp, chống phá Việt Nam.

Thứ ba, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”. Thực tiễn, hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều có chế tài, điều khoản luật xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng quyền tự do để vi phạm pháp luật. Nói cách khác, quyền tự do ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải gắn với chế độ chính trị, điều kiện xã hội, nền tảng đạo đức, pháp lý trong mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà đưa ra những giới hạn nhất định đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Ở Mỹ, giới hạn của tự do ngôn luận được thể hiện chủ yếu qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu, phỉ báng, xúc phạm, gây hấn, v.v. Ở Pháp, pháp luật về tự do ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc trừng trị hành vi lạm dụng quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ; chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù (Luật Tự do báo chí, năm 1881); chống lại việc xâm phạm đời tư (Bộ luật Dân sự); cấm xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Luật Hình sự). Việc bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Tự do báo chí, v.v.

 Những điều trên cho ta thấy rõ bản chất của các nhà Zận “dân chủ” và các thế lực thù địch, phản động là: chúng muốn xóa bỏ các điều luật trên để thực hiện âm mưu, ý đồ hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, tạo môi trường thuận lợi để chống phá Đảng, Nhà nước. Mục đích của chúng là muốn đưa mình thoát khỏi “vùng cấm” của luật pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật để dễ dàng tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, như: tuyên truyền chống Nhà nước, thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam,… mà không bị chế tài pháp luật xử lý. Đồng thời, hướng lái dư luận xã hội theo chiều hướng tiêu cực, tạo ra suy nghĩ rằng môi trường chính trị của Việt Nam rối ren, tâm lý người dân bất ổn, hoang mang, qua đó hòng tạo áp lực dư luận để đòi hỏi phải thay đổi các quy định hoặc xóa bỏ các điều luật này.

Như vậy, có thể thấy, yêu cầu xóa bỏ các điều (109, 117, 331) trong Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ là những đòi hỏi phi lý, là chiêu trò, thủ đoạn của các nhà Zận “dân chủ” và lực lượng thù địch, phản động hòng bao che, cổ súy cho những hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, làm mất ổn định chính trị - xã hội, cản trở sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Chúng ta cần cảnh giác và đấu tranh bác bỏ những yêu cầu đòi hỏi phi lý này./.

Không có nhận xét nào: