Việc Tổ chức Ân xá Quốc tế mở chiến dịch viết thư kêu gọi thả tự do cho Nguyễn Thúy Hạnh liệu có thành công?
Ngày 17/6/2021, Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) mở chiến dịch phát động cộng đồng quốc tế viết thư kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Thúy Hạnh, trước đó đã bị cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam ngày 07/4/2021 về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự 2015.
Theo đó, Tổ chức Ân xá Quốc đã đưa ra những thông tin sai lệch về vụ việc, khi tự cho rằng Nguyễn Thúy Hạnh là “tù nhân lương tâm”, bị bắt vì thực hiện công việc “thiện nguyện”, việc bắt Nguyễn Thúy Hạnh là để bịt miệng một trong những người “hoạt động nhân quyền” tiêu biểu nhất ở Việt Nam... Lời kêu gọi của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhanh chóng nhân được sự ủng hộ, đăng tải, chia sẻ của báo đài phản động như RFA, BBC, Việt Tân và số rận chủ trong và ngoài nước.
Về việc này có thể nhận định như sau:
Thứ nhất, dõi theo giới “đấu tranh dân chủ” trong nước thì Tổ chức Ân xá Quốc tế là tổ chức không còn xa lạ, được thành lập từ năm 1961 tại Anh, hoạt động trên lĩnh vực thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Mỗi khi những rận chủ trong nước bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý thì như một “thông lệ”, tổ chức này thường xuyên có những cáo buộc, tuyên bố, lên tiếng mang tính định kiến, thiếu khách quan, cho rằng Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, kêu gọi trả tự do cho số đối tượng bị bắt giữ, xử lý mà không có cơ sở, vô căn cứ. Do vậy, việc phát động chiến dịch viết thư kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Thúy Hạnh cũng là điều dễ hiểu, chiêu bài thường thấy, không có gì mới của tổ chức này.
Thứ hai, dù có là quốc gia, hay tổ chức nào đi chăng nữa thì việc can thiệp vào công việc nội bộ, pháp luật của quốc gia khác là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được, vi phạm công ước quốc tế. Đối với Nguyễn Thúy Hạnh, việc lực lượng chức năng khởi tố, bắt tạm giam được tiến hành dựa trên cơ sở luật pháp của Việt Nam, căn cứ vào hành vi phạm tội của Nguyễn Thúy Hạnh. Do vậy với một Tổ chức Ân xá Quốc tế hay tổ chức, quốc gia nào đi chăng nữa “bảo kê”, kêu gọi thả tự cho cho Nguyễn Thúy Hạnh cũng không đủ tư cách. Nói về điều này, trong bài viết của mình rận chủ Nguyễn Kim Môn cũng thừa nhận, đưa ra lời cảnh tỉnh, nhắc nhở đối với giới rận chủ trong nước: “điều 117 và điều 331 là một điều luật... cho nên khi chưa loại bỏ nó ra khỏi bộ luật hình sự thì cũng nên tránh đạp lên nó. Bạn công khai đạp lên nó thì các tổ chức quốc gia trên thế giới cũng khó can thiệp giúp bạn. Trừ khi bạn muốn nổi tiếng”.
Từ những nhận định trên có thể thấy, hoạt động của Tổ chức Ân xá Quốc tế dường như không hề hướng tới vấn đề dân chủ, nhân quyền, mà chỉ lợi dụng để đưa ra những cáo buộc, can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác để thực hiện mục đích riêng của mình; hà hơi, tiếp sức, cổ vũ cho các hoạt động chống đối của số đối tượng. Còn đối với số rận chủ, nếu mà cứ trông đợi vào những tổ chức nhân quyền, sứ quán các nước để lên tiếng khi chẳng may bị “nhập kho” thì đúng là ngờ nghệch, không còn gì để nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét