BÁO ĐỨC NÓI GÌ VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Tờ báo Thế giới trẻ (Jungewelt) của Đức số ra hôm 12/8 đăng tải hai bài của tác giả Gerhard Feldbauer về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và đánh giá bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã phân tích sâu sắc và toàn diện con đường mà Việt Nam đã lựa chọn. Nhân kỷ niệm 76 năm ngày từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2021), xin có một số nhận định mà hai bài viết đưa ra.
Trong bài viết đầu tiên, tác giả nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không giải quyết được những vấn đề xã hội để hướng tới mục tiêu không còn áp bức, bất công, qua đó khẳng định con đường và mục tiêu kiên định đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đúng là như vậy! Có thể nói, tầm quan trọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt nguồn từ mục tiêu làm cho đời sống vật chất của người dân Việt Nam ngày càng tốt hơn. Mục tiêu xây dựng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là những thiết thực, phản ánh nhu cầu của toàn thể nhân loại. Trên thực tế, trong vài chục năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn dắt Việt Nam đi theo định hướng này một cách ổn định và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt là trong lúc cả nước đang căng mình chống dịch thì vai trò của Đảng Cộng sản càng thể hiện rõ, ở chỗ chỉ đạo Chính phủ tổ chức tiêm vắc xin cho người dân và hỗ trợ người dân lao động.
Trên thế giới, nhiều nước tư bản rất phát triển cũng bởi xuất phát điểm của họ tương đối cao, thậm trí, đã từng thu được khá nhiều “chiến lợi phẩm” từ các nước thuộc địa. Tuy nhiên, hiện nay, với nền dân chủ tư bản khiến nhiều người không khỏi hoài nghi, lo lắng, nhất là nạn phân biệt chủng tộc và vấn đề khủng bố, điều mà không xảy ra ở một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Do đó, nhận định của nhà báo Đức là hoàn toàn có cơ sở.
Bài viết thứ hai nhấn mạnh: trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 6 đến 8%, Việt Nam hiện thuộc nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á. Để đạt được thành quả trên, bên cạnh những quyết sách sáng suốt về đường hướng phát triển, Việt Nam đã phải vượt qua nhiều chông gai và khó khăn, nhưng vẫn luôn kiên định bảo vệ chủ quyền và kiểm soát nền kinh tế.
Thật vậy! Trên thế giới khó một quốc gia nhỏ bé nào như Việt Nam mà có thể thắng được cả 2 cường quốc về quân sự là Pháp và Mỹ - điều mà khiến nhiều du khách nước ngoài khi sang Việt Nam vẫn chưa lý giải nổi. Bằng chứng là những thắng lợi vẻ vang, nhất là Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975. Rồi từ đống đổ nát sau chiến tranh, Việt Nam vươn mình phát triển kinh tế mà thành tựu thì cũng đã được nhà báo người Đức đề cập. Ngay cả khi dịch Covid-19 hoành hành, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có những nước tư bản chủ nghĩa có tốc độ phát triển là âm phần trăm, thì ở Việt Nam vẫn giữ được con số tăng trưởng nhất định.
Những đánh giá mà báo Đức đưa ra về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là khá toàn diện và sâu sắc, rất phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự am hiểu và sự tin tưởng của nhà báo Đức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét