HOÀNG NGUYÊN VŨ LÀ AI?
Có lẽ, cái tên Hoàng Nguyên Vũ không còn xa lạ với chúng ta. “Sự nổi tiếng” của Hoàng Nguyên Vũ đi kèm với không ít tai tiếng khi hắn ta thường xuyên sử dụng 2 tài khoản MXH mang tên “Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ” và “Hoàng Nguyên Vũ” có dấu tích xanh để phân tích, đăng tải các thông tin, sự kiện chính trị – xã hội theo góc nhìn chủ quan của mình. Đặc biệt, thời gian qua, anh ta liên tục đăng tải tin giả. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu Hoàng Nguyên Vũ có còn là nhà báo hay không?
Hoàng Nguyên Vũ tên thật là Nguyễn Văn Tài, từng là phóng viên một số tờ báo ... Mặc dù, hiện nay chỉ đang làm mảng truyền thông đối ngoại cho một tập đoàn nhưng với tần suất phát ngôn, đăng tải bài viết dày đặc trên trang cá nhân thì có một bộ phận người dân vẫn nhầm tưởng anh ta là nhà báo. Và tất nhiên, những thông tin mà anh ta chia sẻ trên trang cá nhân “Hoàng Nguyên Vũ” và fanpage “Nhà Báo Hoàng Nguyên Vũ” sẽ khiến bạn đọc gián tiếp hiểu rằng, đó là những thông tin đủ tính chính xác, theo tiêu chuẩn báo chí.
Thế nhưng, nhìn lại thời gian gần đây, anh ta đã làm những gì ? Cách đây hơn một tuần, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, nguy hiểm, nhiều người dân đang chờ đợi được tiêm vaccine thì bỗng dưng Hoàng Nguyên Vũ tung ra thông tin giả “Bộ Y tế đề nghị không mua thêm vaccine mà thực hiện xã hội hóa”, vấn đề này đã có nhiều bài phân tích, phản bác. Gần nhất, anh ta lại tiếp tục chia sẻ tin giả “Bác sỹ Khoa rút ống thở của mẹ để cứu sống thai phụ”.
Tin giả vốn dĩ đã giật gân nhưng khi nó xuất hiện từ tài khoản MXH của một người được xem là “nhà báo” thì tin giả đó sẽ còn được tăng thêm chất xúc tác để lan nhanh và rộng hơn nữa. Hậu quả, có không ít người dân tin rằng thông tin, sự việc đó là thật, dẫn đến tâm lý hoang mang, tiêu cực.
Khi xưa, Hoàng Nguyên Vũ từng làm phóng viên cho báo Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,…cũng từng được coi là một cây bút không đến nổi nào. Nhưng vì sai phạm tác nghiệp, vi phạm đạo đức nghề báo nghiêm trọng nên kể từ đó, hai tờ báo chính thống nói trên cũng như các tòa soạn khác không thể tiếp nhận anh ta.
Hiện nay, không rõ anh ta còn làm nhà báo hay không? Nhưng nếu vẫn là nhà báo thì anh ta phải có trách nhiệm trước mỗi thông tin mình đưa ra trên mạng xã hội, sao cho đúng vai trò của mình. Còn nếu không còn là nhà báo thì anh ta hãy cứ nói thẳng để người dân khi tiếp nhận thông tin từ anh, sẽ còn để dành một chút nghi vấn để xét lại thông tin mà anh ta đưa ra.
Bản chất vấn đề, dù Hoàng Nguyên Vũ có còn là nhà báo nữa hay không thì thiết nghĩ Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cần sớm có biện pháp xử lý đối với hành vi tung tin giả và phát tán tin giả trong thời gian gần đây. Bởi những thông tin mà anh ta đưa không chỉ làm sai lệch thông tin, làm sai lệch chính sách, chủ trương phòng chống dịch của đất nước mà trên hết, chúng còn đánh lừa lòng tin, cảm xúc của những người đang theo dõi, tin tưởng anh ta. Hành vi của Hoàng Nguyên Vũ chẳng khác nào lừa đảo bạn đọc, lừa đảo nhân dân.
Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật quy định rất cụ thể về hình thức xử lý đối với các hành vi tung tin giả, sai sự thật. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả gây ra có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng hãy xử lý triệt để theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, những ai đang sử dụng mạng xã hội kích động, gieo rắc hoang mang mang, hoài nghỉ làm lòng dân bất an trong đại dịch cũng chính là giặc, cần phải xử lý nghiêm khắc và kịp thời.
Đối với người dân khi tham gia vào không gian mạng, mỗi người dân đồng thời đóng cả 3 vai trò: Sản xuất thông tin, tiêu thụ thông tin và phát tán thông tin. Do đó, không gian mạng có lành mạnh hay không, nạn tin giả có thể ngăn chặn, đẩy lùi hay không phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành vi của mỗi người chúng ta.
Vì vậy, người dân tuyệt đối không đăng tải, bình luận những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật dưới bất cứ hình thức nào, dù với bất kỳ động cơ, mục đích gì. Chủ động nghiên cứu, trang bị kiến thức và pháp luật như Luật An ninh mạng, Bộ luật Hình sự, Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng...Khi tiếp nhận thông tin, nhất là trên MXH, cần hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thận trọng để không trở thành nạn nhân của tin giả. Luôn tin tưởng vào thông tin chính thống, xác thực do cơ quan chức năng, báo chí, truyền hình cung cấp. Hết sức thận trọng khi quyết định chia sẻ thông tin trên không gian mạng, để không tiếp tay cho tin giả. Tuyệt đối không chia sẻ, lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng. Đồng thời, tích cực tham gia phát hiện, tố giác với cơ quan chức năng hoặc thông qua các nhóm cộng đồng trên không gian mạng để cảnh báo về tin giả.
Hãy tỉnh táo, vững tin, đoàn kết, trách nhiệm, tuân thủ, chúng ta sẽ cùng nhau chiến thắng đại dịch, chiến thắng tin giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét