Giáo sư Mạc Văn Trang: Biết một mà không biết hai, ba
“XẤU HỔ và ĐAU XÓT” là tên bài viết mới đây của Gs Mạc Văn Trang (Hà Nội) được đăng tải trên Fb cá nhân sau khi “Đọc xong bài báo: “Hai nhà báo đoạt giải Nobel Hòa bình 2021” đăng trên VNExpress”. Và nhân vật được vị Gs này đưa ra so sánh với 02 chủ nhân của giải Nobel Hòa bình năm nay không ai khác chính là Phạm Thị Đoan Trang, người đang bị cơ quan công an bắt giữ, điều tra với tội danh được quy định tại điều 117 - BLHS năm 2015.
Và như tên bài viết, Gs Trang đã đi vào lí giải tại sao ông lại bày sự xấu hổ và đau xót khi hay tin “Giải Nobel Hòa bình năm nay thuộc về Maria Ressa và Dmitry Muratov, hai nhà báo người Philippines và Nga, vì "nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận": “Tôi thấy XẤU HỔ, vì hai nhà báo kia lập ra hai tờ báo, thực hiện quyền TỰ DO NGÔN LUẬN để phê phán các sai lầm của chính quyền, lên án tệ tham nhũng, lạm quyền và các tệ nạn xã hội, vậy mà họ được công khai, đàng hoàng hoạt động; được công chúng tin cậy và khi được Giải thưởng Nobel Hòa bình, chính quyền không những không ngăn cản đến nhận mà còn tự hào và chúc mừng họ. Mà chính quyền Duterte ở Philippine và chính quyền Putin ở Nga vẫn bị coi là độc tài đấy.
ĐAU XÓT vì so sánh hai nhà báo này với PHẠM ĐOAN TRANG thì nhà báo Phạm Đoan Trang có kém gì đâu, mà bị khủng bố, bôi nhọ, bắt bớ, tù đày! Phạm Đoan Trang một nhà báo yêu nước, có trách nhiệm xã hội rất cao và đặc biệt một tài năng hiếm có. Trong vòng vài năm, cô đã xuất bản mấy cuốn sách: “Chính trị bình dân", “Phản kháng phi bạo lực", “Cẩm nang nuôi tù", Báo cáo “Toàn cảnh thảm hoạ môi trường Việt Nam", “Báo cáo về Đồng Tâm"..., thành lập trang web Luật Khoa tạp chí với tư cách là một hình thức báo chí độc lập tại Việt Nam để phổ biến chủ yếu về lĩnh vực pháp luật”.
Bài viết của Gs Mạc Văn Trang trên Facebook cá nhân về Phạm Thị Đoan Trang (Nguồn: Fb)
Như vậy, có thể thấy dưới góc nhìn của Gs Mạc Văn Trang, Đoan Trang hoàn toàn xứng đáng và lẽ ra đáng được vinh danh như Maria Ressa và Dmitry Muratov nhưng nhà nước VN thay làm cái điều mà Philippines và Nga đã làm (chính quyền không những không ngăn cản đến nhận mà còn tự hào và chúc mừng họ) thì chính quyền VN lại bỏ tù Trang. Và từ cái việc chỉ ra “nghịch lý” nói trên, Gs Trang đã đi đến lối nói quy kết, đánh bùn sang ao quen thuộc và đã trở thành thương hiệu của mình.
Ở đây, người viết không có ý nhắc hay nói lại chuyện tại sao Đoan Trang bị bắt để thanh minh hay luận giải tại sao Trang lại có cái kết cục khác xa với hai đồng nghiệp vừa được vinh danh bởi xin thưa, đó là điều rõ như ban ngày. Rằng, nhà nước và hệ thống Luật pháp tại VN không bắt Đoan Trang vì nếu cô chỉ đơn thuần lên tiếng góp ý hay nói ra những điều để chính quyền tiếp thu.
Mà câu chuyện ở đây là với những gì thu thập được, cô đã lợi dụng chính cái quyền được pháp luật, hiến pháp bảo vệ để thực hiện cái hành vi chống nhà nước. Cho nên, ngay từ điều này, dường như Gs Mạc Văn Trang và vô số kẻ khác đang cố tình suy diễn và không hiểu bản chất của việc Đoan Trang cùng nhiều kẻ như cô bị bắt.
Một chi tiết cũng cần được nói đến đó là, nếu như hai chủ nhân của giải thưởng Nobel hoà bình vừa qua, họ đơn thuần chỉ là “thực hiện quyền TỰ DO NGÔN LUẬN để phê phán các sai lầm của chính quyền, lên án tệ tham nhũng, lạm quyền và các tệ nạn xã hội”, thì với Đoan Trang mọi thứ cô làm chỉ là phương tiện, công cụ. Bởi, những tài liệu mà cơ quan công an thu thập, công bố cho thấy rất rõ Trang đã nhận tiền để chống phá; và với mỗi phi vụ chống phá thì cô ta đều nhận được những khoản tiền béo bở. Điều đó cũng đủ sức chứng minh, tiền bạc mới là mục đích chính trong các hoạt động chống phá của cô này và cả một mớ lí do đáng bị trừng trị khác đằng sau đó. Hay nói rõ hơn, điểm khác biệt giữa Đoan Trang và 02 chủ nhân của giải thưởng Nobel năm nay là sự chính danh, là tính trong sáng trong mục tiêu hành động và xin thưa, điều đó đủ sức nói lên tất cả những gì cần nói đến.
Lẽ vì thế, xin nói với Gs Trang rằng, đừng bao giờ so sánh giữa câu chuyện của thể chế hoặc nhà nước này với nhà nước kia, bởi ngoài lí do muôn thuở (mọi so sánh luôn khập khiễng) thì ở đó không có chỗ cho tính cơ hội hay những toan tính tầm thường khác. Câu chuyện cũng vì thế càng cho thấy rõ hơn cái bản mặt láu cá, gian manh của “lão dân chủ” này dưới một phép so sánh mà nếu không tỉnh táo sẽ dễ rơi vào ngộ nhận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét