NHÓM CÔNG TÁC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BẮT GIỮ TÙY TIỆN LẠI RA PHÁN QUYẾT “TÙY TIỆN” VỀ VỤ PHẠM ĐOAN TRANG
Ngày 25/10, nhóm Công tác Liên hợp quốc về Bắt giữ Tùy tiện (UNWGAD) đã ra bản tuyên bố rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam và xét xử bị cáo Phạm Đoan Trang là vi phạm 5 khoản mục về việc giam giữ tùy tiện, chiếu theo các điều khoản của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Ngoài ra, phán quyết của UNWGAD còn phủ nhận quyền công tố của Viện Kiểm Sát Nhân dân Việt Nam vì cơ quan này không độc lập.
Việc UNWGAD ra phán quyết này xuất phát từ thông tin của một tay Luật sư nhân quyền quốc tế có tên Kurtulus Bastimar được các tổ chức phản động lưu vong thuê đệ đơn lên nhóm Công tác Liên hợp quốc về Bắt giữ Tùy tiện. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận đơn không lâu, kèm theo đó là không có hành động kiểm tra, xác minh thông tin mà lại vội vàng đưa ra phán quyết sai lệch về vụ Phạm Đoan Trang thì tổ chức UNWGAD không nên tồn tại nữa.
Về vụ án mà bị cáo là Phạm Đoan Trang, UNWGAD cho rằng Phạm Đoan Trang bị bắt mà không có lệnh bắt nào cũng như không được thông báo về các cáo buộc, về lý do bị bắt. Điều này chứng tỏ UNWGAD không hề theo dõi tình hình ở Việt Nam mà chỉ đưa ra nhận định bừa bãi bởi mỗi cá nhân khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam hay bị áp dụng bất cứ biện pháp tố tụng nào đều được nhận một bản lệnh hay quyết định đó, đòng thời chính cá nhân đó cũng phải ký xác nhận vào bản còn lại để lưu hồ sơ vụ án. Trong lệnh bắt đó đã thể hiện rõ ràng lý do bắt cũng như căn cứ pháp lý để bắt. nếu thực sự Phạm Đoan Trang vẫn không biết vì sao mình bị bắt thì chỉ có một kết luận đó là có vấn đề về mặt nhận thức. Hoặc việc Phạm Đoan Trang không được phép khiếu nại về việc tạm giam kể từ khi bị bắt thì nhóm UNWGAD phải đọc lại luật Việt Nam rỗi hãy biểu đạt ý kiến.
Một điểm đáng chú ý trong tuyên bố tùy tiện của Nhóm công tác của Liên hợp quốc UNWGAD đã tuyên bố rằng Viện kiểm sát nhân dân không phải là một cơ quan độc lập, đây chẳng phải thẩm quyền gì của nhóm UNWGAD cả bởi các cơ quan tư pháp của VIệt Nam có tính độc lập rất cao, chính quyền Việt Nam cũng không được can thiệp vào quá trình này huống hồ chi là một nhóm người vô công dồi nghề UNWGAD của Liên Hợp quốc.
Kêu gọi của nhóm Công tác Liên hợp quốc về Bắt giữ Tùy tiện nằm trong chuỗi hoạt động phá hoại phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Đoan Trang với âm mưu tác động can thiệp, tạo thông tin trái chiều, khiến dư luận có cái nhìn sai lệch về việc xét xử Phạm Đoan Trang cũng như đòi phủ nhận mọi hành vi phạm tội của bị cáo này. Tất nhiên, nhận định của UNWGAD chẳng có tác dụng gì đối với quá trình tố tụng tại Việt Nam, nếu Phạm Đoan Trang phạm tội thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật và ngược lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét