Mặt trái đằng sau hoạt động từ thiện của các tỷ phú Mỹ
Trong những năm gần đây, giới dân chửi người Việt tạo thành một phong trào dân túy, chuyên kích động sự phẫn nộ của người nghèo. Dù vậy, họ lại dành một thiện cảm đặc biệt cho những người giàu chung ý thức hệ. Chẳng hạn, đa số họ có thiện cảm với tỷ phú Donald Trump, bất kể những hậu quả và chia rẽ mà ông này đã để lại cho phương Tây sau nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của mình. Có lẽ bởi những tỷ phú như Trump là biểu tượng sống của chủ nghĩa tư bản, nước Mỹ và giấc mơ Mỹ - những điều mà giới dân chửi cho rằng mình có trách nhiệm phải ca ngợi.
Đặc biệt, trong những bài viết bày tỏ thiện cảm với giới nhà giàu ở nước Mỹ, những bài về hoạt động từ thiện của họ chiếm một vị trí khá nổi bật. Nhiều kênh truyền thông dân chửi đã nhắc lại chúng từ năm này qua năm khác, và mô tả các tỷ phú Mỹ như những “người giàu tốt” mà chế độ chính trị ở Việt Nam không thể tạo ra. Nhưng những hoạt động từ thiện này có hoàn toàn vô tư và tốt đẹp như cách mà người ta quảng cáo về chúng hay không? Đó là vấn đề mà giáo sư xã hội học Linsey McGoey đã đặt ra trong một bài viết trên trang Evonomics.
Giáo sư McGoey nhận xét rằng trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một đợt bùng nổ về hoạt động từ thiện. Chẳng hạn, gần một nửa trong số 85.000 quỹ từ thiện tư nhân ở Mỹ đã được lập ra trong vòng 15 năm trở lại đây, và mỗi năm lại xuất hiện thêm hàng nghìn quỹ mới. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới không những không giảm đi, mà còn tăng nhanh trong thời gian qua. McGoey cho rằng trong thực tế, hoặt động từ thiện của những người giàu có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo thay vì giảm thiểu nó.
Theo báo cáo thường niên từ các tổ chức như Viện Trao tặng (Giving Institute), chỉ có một tỷ lệ nhỏ của tổng số tiền từ thiện vừa kể, thường dưới 10% mỗi năm, được chi cho các hoạt động vì người nghèo. Tỷ lệ này trái ngược với các khoản quyên góp lớn hơn nhiều được chi cho các hoạt động tôn giáo hoặc các trường đại học giàu có – những thứ củng cố quyền lực của người giàu thay vì đem lại cơ hội cho các tầng lớp dưới. Dù vậy, các khoản từ thiện này lại giúp người giàu phải đóng ít thuế hơn, một phần nhờ các quy định về mức thuế phải nộp, một phần nhờ danh tiếng trên truyền thông và ảnh hưởng chính trị. Kết quả là ngân sách mất đi một lượng lớn tiền mà nó có thể chi cho phúc lợi của người nghèo, qua đó thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Ngoài ra, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia cũng dùng những hoạt động từ thiện để PR và thúc đẩy bán hàng ở những thị trường mới. Quỹ từ thiện của Bill Gates là ví dụ tiêu biểu.
Có thật các tỉ phú Mỹ chỉ lợi dụng hoạt động từ thiện cho mục đích lợi nhuận, chứ không hề có ý định hy sinh để thay đổi thế giới không? Những ảnh minh họa ở trên bao gồm một post năm 2017 của fanpage Việt Tân, trong đó họ ca ngợi ông chủ của Facebook, là tỷ phú Mark Zuckerberg. Vậy mà năm nay, Việt Tân lại lên án Zuckerberg bán rẻ nhân quyền của họ để đổi lấy lợi nhuận. Đây có phải là một lần tỉnh ngộ hiếm hoi?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét