Cần nhận thức thế nào về việc Mỹ bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông?
Ngày 12/1, Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, họ công đã công bố bộ Tài liệu 47 trang làm bằng chứng bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Bộ tài liệu này là bản cập nhật của một nghiên cứu tiến hành năm 2014 đến nay chỉ ra các lý do về mặt địa lý, pháp lý, lịch sử biển Đông nhằm bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc với hơn 100 thực thể mà Bắc Kinh đề cập ở Biển Đông. Tài liệu này khẳng định "các thực thể này đều chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên, vượt quá giới hạn hợp pháp về lãnh hải của BẤT KỲ QUỐC GIA NÀO và chúng không đáp ứng các tiêu chí về đường cơ sở theo công ước của Liên Hợp Quốc.
Báo cáo nghiên cứu của Mỹ cũng bác bỏ toàn bộ "Đường chín đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra đòi yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, trong đó có đề cập đến việc bồi đắp phi pháp đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển. Nghĩa là, Mỹ không đề cập gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam mà liệt nó vào danh mục "chủ quyền" quốc tế để Mỹ bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam không thể tranh cãi với cả Trung Quốc và Mỹ hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Thực tế, Mỹ đưa ra lập trường cứng rắn bác bỏ những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông trong bối cảnh hiện nay là có lợi cho Asean nói chung và các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nói riêng. Song, Với người Việt Nam khi tiếp cận thông tin này, chúng ta nên đặt dấu hỏi lớn cho mình, thận trọng trong việc ủng hộ quan điểm của Mỹ về giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đối với 2 Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Lịch sử quan hệ Mỹ - Trung Quốc cũng có nhiều thăng trầm lắm, nồng ấm từ thập kỷ 70 cho đến đầu thế kỷ 21 kìa, nhưng giai đoạn này là căng thẳng thẳng nhất. Bài học của sự kiện 17/1/1974 vì sao Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa của Việt Nam và bài học sự kiện 2/1979, vì sao Đặng Tiểu Bình xua quân xâm lược phía Bắc Việt Nam. Thời đó Mỹ với Trung như thịt với da, Mỹ cấm vận Việt Nam còn Trung Quốc thì vẫn mưu toan bành trướng và tiếp tay cho Khomedor... Nếu nhìn lại, máu của người Việt thời kỳ đó vẫn chưa ngừng chảy sau ngày Tổ quốc thống nhất, vẹn toàn...
Là người Việt cần có tinh thần yêu nước bằng trái tim nóng, cái đầu lạnh. Nghĩa là phải biết lời dạy của Bác "dĩ bất biến, ứng vạn biến", “Phải hết sức tránh đối đầu chừng nào còn có thể tránh được, tìm ra được điểm đồng giữa ta và họ, hiểu được quan hệ giữa họ với nhau, không để Việt Nam bị kẹp trong xung đột giữa các nước lớn. Việt Nam là bạn của tất cả các nước”.
Chúng ta cũng phải nhớ câu nói của Winston Churchill, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh rằng: "Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” - Quan điểm này rất đúng cho mọi quốc gia.
Trong mối quan hệ Việt Nam với láng giềng và thế giới hiện nay cơ bản ổn định, kể cả Trung Quốc và Mỹ, tất cả đều vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích riêng của mỗi Quốc gia. Quan điểm đối ngoại của Việt Nam là bạn bè, hợp tác, hòa bình, bình đẳng. Trong hợp tác có đấu tranh, trong đấu tranh có hợp tác. Việt Nam không lợi dụng bất kỳ quốc gia nào để chống lại đường lối quốc gia khác. Việt Nam đang thực sự tiến lên như một con rồng châu Á, chúng ta tôn trọng lập trường của Mỹ trên biển Đông, chúng ta phản đối những yêu sách phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng cần có 1 cái nhìn, đánh giá thận trọng, không nên và tuyệt đối không được để biển Đông trở thành thùng thuốc súng khi còn có thể giữ. Nếu không, nó sẽ là tai họa như Trung Đông - nơi mà các mỏ dầu cũng không kém phần quan trọng như biển Đông, và Ukraina đang là tâm điểm của Mỹ chứ không phải biển Đông lúc này...
Hãy có cách nhìn tinh tế về vấn đề này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét