“Tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa” - một trò hề trơ trẽn của đám kền kền Việt Tân (P2)
Tất cả báo chí khi thông tin về trận chiến này đa số là do đài địch phát ra, chúng cố ý tô đậm những chi tiết được coi là “bảo vệ chủ quyền” của những binh lính VNCH tham gia cuộc chiến để đánh lừa dư luận, để rêu rao ca ngợi và để “vinh danh chiến sĩ quốc gia oai hùng”; thực chất đó chỉ là chiêu bài của “Cục chiến tranh tâm lý ngụy”. Ông Lê Văn Thự (người tham gia “trận hải chiến” có viết: “Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.”.
Trong bài viết của mình, ông Lê Văn Thự nói rõ ràng mặc dù 4 tàu của VNCH lúc đó được đặt dưới sự chỉ huy của ông Ngạc, tuy nhiên, từ khi xảy ra “giao tranh” cho đến khi kết thúc trận chiến, ông Thự không nhận được bất kỳ một lệnh nào của ông Ngạc, đồng thời, trong tường thuật của ông cũng thể hiện chỉ có HQ-10 và HQ-16 (Phân đội II) độc lập tác chiến, không có sự hỗ trợ của Phân đội HQ-4 và HQ-5 (Phân đội I); thậm chí HQ-4, HQ-5 còn “bắn nhầm” vào hai tàu HQ-16 và HQ - 10.
Bên cạnh đó, trong bài viết của mình, ông Thự còn khẳng định : “Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5”. Như vậy vai trò của HQ-4 và HQ-5 trong trận chiến này là gì ?
Ngụy quân với số lượng tàu và vũ khí áp đảo (các tàu HQ-5, HQ-10, HQ-16 đều có vũ khí mạnh hơn 3 tàu của Trung Quốc, tàu HQ-4 các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao). Nhưng HQ-4 lại không tham chiến, HQ-5 thì lại bắn vào HQ-16, bên cạnh đó, ông Thự có đặt ra giả thuyết là hạm trưởng HQ-10 có thể bị trúng đạn do HQ-5 bắn vào. Như vậy, với khoảng cách khá giữa các tàu tham chiến lý do nào HQ-5 lại “bắn lạc” vào quân ta .
Một vấn đề cần nghi vấn khác là sau khi trận chiến xảy ra, HQ-4 và HQ-5 chạy sang Phillipines chứ không quay trở ngược lại Việt Nam. Chỉ có HQ-16 của ông Thự trở về với “thương tích đầy mình”. Phải chăng việc chạy sang Phillipines với lý do “sửa chữa tàu” nhằm mục đích che dấu việc HQ-4 và HQ-5 không bị một vết đạn nào như lời ông Thự nêu?
Phải chăng, việc đưa hai phân đoàn ra thực hiện nhiệm vụ nhằm một mục đích khác ? Những người trong Bộ tư lệnh Hải quân VNCH và Đại tá Ngạc hoàn toàn biết kết quả của trận chiến, thậm chí, sẵn sàng hi sinh HQ-10 và HQ-16 với một mục tiêu nào đó ? Trong bài “Biển Đông dậy sóng” ông Trần Bình Nam có viết : “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ “tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật”.
Với những vấn đề nêu ở trên, có thể nhận thấy trận chiến khu vực Hoàng Sa ngày 19/1/1974 nằm ở một góc độ sắp xếp có chủ ý của phía VNCH. Theo đó, sau khi bị “ông chủ” Hoa Kỳ buộc phải nhường quần đảo cho Trung Quốc. VNCH đã rút dần khỏi các đảo đang chiếm đóng.
Để mị dân, phía VNCH chỉ đạo 4 tàu chiến tham gia, trong đó, có 2 tàu sẽ là “tốt thí”; hai tàu còn lại cũng tham chiến nhưng thực chất là tiêu diệt chính đồng đội của mình để ngụy tạo chứng cứ, chứng minh thái độ “ yêu nước” qua việc “lên án Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa” bằng tư liệu của bộ máy tâm lý chiến của VNCH che dấu sự yếu kém, bất lực của quân đội VNCH , che dấu việc bán nước, bán đảo theo lệnh chủ.
Với vở kịch “khổ nhục kế” mà Mỹ, Ngụy tạo ra. Chấp nhận thí mạng của 74 người trên 2 tàu HQ - 10 và HQ - 16 ngày 19/01/1974, thực chất Mỹ - Ngụy đã hai tay dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc mà nguyên nhân chính là sự thỏa hiệp giữa người Mỹ và Trung Quốc; Thiệu và đám bù nhìn ngụy Sài gòn muốn chiều ý Mỹ và để níu kéo hy vọng giữ miền Nam Việt Nam nên đã can tâm, nhắm mắt dàn dựng vở kịch bi hài “Hải chiến Hoàng Sa”. Với bản chất ô nhục muôn thủa của mình nên bây giờ chúng trâng tráo, không biết sĩ nhục mà còn đòi “vinh danh”. Thực ra bọn chống Cộng cực đoan ở hải ngoại nó chẳng yêu thương gì đến những người đã bị “quân ta bắn chết quân mình” năm 1974 đó đâu; có chăng chúng chỉ dựng lên để phục vụ cho mục đích đen tối của nó là kích động người dân dưới chiêu bài “phò Mỹ bài Trung” mà lâu nay chúng đang diễn đó thôi.
(Bài viết có tham khảo thông tin từ các nguồn chính thống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét