Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

“Thoát Nga” là đa đảng?

 

“Thoát Nga” là đa đảng?


Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine bùng nổ, giới dân chửi đã không ngừng kêu gọi chính phủ Việt Nam công khai chống Nga để “chọn phe NATO”. Họ làm điều này vì tin rằng khi mất nhà thầu vũ khí lớn nhất, là Nga, chính phủ Việt Nam sẽ suy yếu về năng lực quốc phòng, và cho phép họ được thể lấn tới. Đáng tiếc, họ đã quên mất vị trí của Israel trong bức tranh này. Họ không ngờ rằng một đồng minh cưng của Mỹ đang sẵn sàng làm chỗ dựa cho Việt Nam cả về vũ khí lẫn an ninh mạng.

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) hồi tháng 03/2018, Israel là nguồn cung vũ khí lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Nga. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng là khách mua vũ khí lớn thứ ba của Israel, khi mua tới 6,3% lượng vũ khí nước này xuất khẩu. Vũ khí từ Israel đang chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong trang bị của quân đội Việt Nam, với những cái tên đã dần trở nên quen thuộc như súng trường tấn công Tavor 21, Galil ACE 31/32; hệ thống pháo phản lực phóng loạt EXTRA, AccuLAR; hay tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER-SR/MR… Nhân tiện, nguồn cung vũ khí lớn thứ tư của Việt Nam là cộng hòa Czech, một nước vẫn thường tỏ ra chống cộng ra mặt.



Israel có ngại bán vũ khí nếu bị cáo buộc làm tổn hại đến nhân quyền không? Rõ ràng không. Năm 2021, tổ chức Ân xá Quốc tế và 17 tổ chức truyền thông trên khắp thế giới, bao gồm các tờ The Washington Post và The Guardian, đã cáo buộc rằng công ty NSO của Israel đang bán phần mềm gián điệp Pegasus cho các chính phủ độc đảng. Các chính phủ này đã dùng Pegasus để theo gõi các nhân vật đối lập, mà báo chí phương Tây thường gọi là nhà hoạt động nhân quyền. Phần mềm này có khả năng nhìn và nghe trộm qua camera và micro của smartphone, qua đó biến các smartphone thành thiết bị gián điệp bỏ túi. Bất kể những cáo buộc trên, NSO vẫn không ngừng bán phần mềm gián điệp.

Hành xử của Israel cho thấy bộ mặt thật của cái mà giới dân chửi gọi là “thế giới tự do”. Động lực chính của nó không phải là nhân quyền, mà là lợi nhuận. Trong lúc giới dân chửi làm mọi thứ có thể để giúp NATO bành trướng tầm ảnh hưởng, thì vô số “nhà hoạt động nhân quyền” ở nhiều quốc gia đang bị theo dõi bởi các vũ khí mua của NATO mà không biết.

Không có nhận xét nào: