Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Thảo luận 03 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo

 Thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV dự kiến thảo luận, thông qua một số dự án luật liên quan đến công tác Công an, trong đó có 03 dự án do Bộ Công an chủ trì tham mưu soạn thảo. Bao gồm: Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Công an thành phố Hà Nội trân trọng gửi tới bạn đọc một số nội dung mới, quan trọng của 03 Dự án Luật nói trên.

Kỳ 1: MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI, QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY (SỬA ĐỔI)

​​1. Quan điểm, chủ trương và chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác xây dựng dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

- Quán triệt và thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là tại Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 25 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Ngày 05/6/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy theo hướng đảm bảo đồng bộ, thống nhất, tăng cường công tác phòng ngừa, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, đẩy mạnh công tác cai nghiện tự nguyện, giảm cai nghiện bắt buộc”.

+ Ngày 16/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống ma túy thay thế Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; theo đó, Chỉ thị đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Củng cố lực lượng chuyên trách đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống ma túy”. Chỉ thị cũng xác định mục tiêu, yêu cầu của công tác phòng, chống ma túy là: “Nâng cao hiệu quả công  tác cai nghiện và quản lý sau cai, làm giảm số người nghiện ma túy mới, quản lý chặt chẽ người nghiện ngoài xã hội, không để phát sinh tình hình phức tạp, tạo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị cũng nêu rõ: “Xác định rõ quan điểm người sử dụng trái phép chất ma túy là người vi phạm pháp luật, coi trọng công tác cai nghiện tập trung và quản lý người nghiện ngoài xã hội không để gây ra các vụ phạm tội”; đồng thời trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo này, Chỉ thị đã đưa ra giải pháp về hoàn thiện pháp luật là: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác phòng, chống ma túy; tập trung sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn công tác phòng, chống ma túy ở Việt Nam, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy...”.

- Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy.

- Kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống ma túy hiện nay và trong những năm tiếp theo.

- Đảm bảo phù hợp với thông lệ và điều ước quốc tê mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là 03 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về ma túy các năm 1961, 1971, 1988, các cam kết quốc tế, khu vực và một số công ước quốc tế về quyền con người. Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn công tác phòng, chống ma túy của một số quốc gia trên thế giới phù hợp với điều kiện thực ở Việt Nam.

2. Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

2.1. Sự cần thiết

Việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực như: công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy đi vào nề nếp và có hiệu quả; nhận thức của cán bộ, công chức các cấp và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túy và trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân được nâng lên; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã có sự đổi mới về nội dung đa dạng về hình thức, huy động được sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đông đảo quần chúng, nhiều mô hình tuyên truyền giáo dục phòng, chống ma túy có hiệu quả được triển khai, nhân rộng; từng bước đổi mới công tác cai nghiện ma túy; công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đạt được nhiều kết quả; phát hiện, điều tra, khám phá nhiều tổ chức, đường dây tội phạm sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn trong nước và xuyên quốc gia, thu giữ lượng ma túy rất lớn. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án ma túy được thực hiện nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo nền tảng pháp lý cho việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy. Những kết quả triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy đã giúp kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn ma túy, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc ban hành và thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống ma túy đã thể hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong thực thi các Công ước quốc tế về phòng, chống ma túy cũng như các Nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh và đa dạng của nền kinh tế, đời sống văn hóa – xã hội nên một số quan hệ xã hội mới liên quan đến phòng, chống ma túy xuất hiện nhưng chưa có quy định điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Chưa có quy định về quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy:

Số người sử dụng trái phép chất ma túy trong những năm vừa qua ngày càng gia tăng, đặc biệt là sử dụng ma túy tổng hợp, hình thức sử dụng phong phú, đa dạng từ hút, hít, tiêm chích sang uống, ngậm (ma túy tổng hợp, thuốc hướng thần)... Tình hình sử dụng trái phép chất ma túy có xu hướng gia tăng đang diễn biến phức tạp, nhất là từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có hiệu lực thi hành thì hành vi sử dụng trái phép chất ma túy không bị coi là tội phạm và không bị xử lý hình sự. Sự phát triển bùng nổ của các loại hình kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự như vũ trường, quán Bar, nhà hàng…. đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp. Nhiều trường hợp sử dụng ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, ngay từ lần sử dụng đầu tiên đã gây ra nguy hiểm cho chính bản thân mình và gây mất an ninh, trật tự; đặc biệt người sử dụng ma túy tổng hợp bị loạn thần (ngáo đá), không kiểm soát được hành vi gây ra các vụ thảm án, gây hoang mang trong dư luận nhân dân, có những vụ đối tượng giết chính người thân của mình. Trong khi đó, chưa có quy định của pháp luật về quản lý đối tượng này nên mặc dù thấy được tính chất nguy hiểm, hậu quả gây ra cho xã hội, nhưng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy chưa được quan tâm một cách đúng mức, dẫn đến hậu quả do những người sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội trong thời gian qua là vô cùng nghiêm trọng, gây bất an trong nhân dân. Đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định hiện nay chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đ là chưa đủ sức răn đe. Do đó, cần phải quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy và "có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy" theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị.

Thứ hai: Quy định về công tác cai nghiện còn một số bất cập:

Số người nghiện gia tăng, năm 2009 cả nước có 146.731 người nghiện có hồ sơ quản lý, đến tháng 12/2019 cả nước có 235.314 người nghiện có hồ sơ quản lý (tăng 60%), xuất hiện nhiều chất ma túy mới, nhất là ma túy tổng hợp. Công tác lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gặp khó khăn, người nghiện ở ngoài xã hội nhiều, tác động rất lớn đến tình hình trật tự, an toàn, xã hội; đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu, hiệu quả không cao, nhiều địa phương làm mang tính hình thức; công tác quản lý sau cai tại nơi cư trú và tại cơ sở quản lý sau cai không còn phù hợp; chưa có quy định về cai nghiện ma túy với người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài bị trục xuất về nước do nghiện ma túy. Công tác xã hội hóa cai nghiện còn nhiều khó khăn, hiện nay các cơ sở cai nghiện do các tổ chức, cá nhân thành lập chưa được quan tâm và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, trong khi đây là lĩnh vực lợi nhuận không cao nên không thu hút được các nhà đầu tư. Cơ sở vật chất ở một số cơ sở cai nghiện còn thiếu, xuống cấp, chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng, dẫn đến khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, dễ gây bức xúc cho học viên. Các học viên sau khi cai nghiện ở các cơ sở cai nghiện bắt buộc trở về cộng đồng khó kiếm việc làm để ổn định cuộc sống.

Thứ ba: Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008  có một số nội dung chưa bảo đảm sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Cụ thể như: Mâu thuẫn với Luật Xử lý vi phạm hành chính về quy định thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Luật phòng, chống ma túy quy định việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Mâu thuẫn với Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự về thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng, cụ thể: Luật Phòng, chống ma túy quy định cơ quan chuyên trách Phòng, chống ma túy của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển có chức năng phòng ngừa, ngăn chặn hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát; Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức Cơ quan điều tra quy định thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng ngoài việc có thẩm quyền điều tra về tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, còn có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra với các tội khác như: tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác chứa chất ma túy; sản xuất trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; Cảnh sát Biển được tiến hành điều tra đối với các tội: Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Điều 259 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định thêm một số hành vi mới như: "Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, cho phép sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần" nhưng trong Luật Phòng, chống ma túy chưa quy định nghiêm cấm các hành vi này. Sự không thống nhất giữa Luật Phòng, chống ma túy với các Bộ luật và luật nêu trên đã ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác phòng, chống ma túy.

Ngoài ra còn một số vấn đề của thực tiễn đang đặt ra, nhưng luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 chưa đáp ứng được, cụ thể như sau:

Phòng, chống ma túy là lĩnh vực đặc thù, có nhiều hiểm nguy, trung bình trong 05 năm gần đây, cả nước phát hiện khoảng 20.000 vụ với trên 30.000 đối tượng vi phạm pháp luật về ma túy, khối lượng chất ma túy thu giữ tính bằng tấn. Tội phạm ma túy trong nước tổ chức, câu kết với các đối tượng người nước ngoài ngày càng chặt chẽ, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu các tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia phần lớn sinh sống ở nước ngoài. Cán bộ trong lĩnh vực phòng, chống ma túy luôn đứng trước các hiểm nguy, hy sinh, nguy cơ lây nhiễm HIV... Nhưng Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) chưa tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho cơ chế phối hợp điều tra của lực lượng điều tra trong nước với các nước, các tổ chức phòng, chống ma túy quốc tế; chưa có chính sách ưu đãi đối với lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Một số hoạt động chưa được đưa vào kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy như tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, đây là các hoạt động trên thực tiễn diễn ra thường xuyên, rất dễ bị các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội về ma túy. Một số loại thuốc có chứa chất ma túy, tiền chất cũng chưa được quy định kiểm soát. Thực tế các đối tượng đã lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp từ các loại thuốc này. Tính đến nay, cả nước đã phát hiện, bắt giữ 44 vụ sản xuất trái phép chất ma túy (trong đó có 01 vụ sản xuất Heroine, 43 vụ sản xuất ma túy tổng hợp), 15 vụ sản xuất ma túy tổng hợp bằng cách chiết xuất tiền chất từ thuốc tân dược (chiếm 35%).

Xuất phát từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết, khách quan để thể chế hóa quan điểm của Đảng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới.

2.2. Mục đích, ý nghĩa của dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

- Việc xây dựng Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống ma túy và khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008 góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống ma túy. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, chủ trì công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

- Nâng cao nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy, củng cố lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy. Quản lý tốt người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, góp phần ngăn chặn, đấu tranh từng bước loại trừ tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy ra khỏi đời sống xã hội.

- Mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy. Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào trong nước, kiên quyết không để Việt Nam là địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.

3. Những điểm mới của dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

Quá trình xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Cơ quan chủ trì đã bám sát 03 chính sách được Chính phủ thông qua:

(1) Chính sách 1: Quy định cơ chế quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

(2) Chính sách 2: Xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm hiệu quả công tác cai nghiện bắt buộc và khuyến khích xã hội hóa công tác cai nghiện tự nguyện

(3) Chính sách 3: Xây dựng quy định về phòng, chống ma túy đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Trên cơ sở kế thừa các Điều luật của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008, dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung nhiều nội dung mới so với Luật Phòng, chống ma túy hiện hành. Cụ thể: 

Bổ sung tiêu đề cho tất cả các điều luật, sửa đổi, bổ sung một số khái niệm, nội dung đã có; xây dựng chương mới "Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy" (Chương IV); về cai nghiện ma túy quy định cụ thể nội dung nhà nước và ngân sách nhà nước đảm bảo xây dựng cơ sở cai nghiện công lập và tổ chức cai nghiện bắt buộc; hỗ trợ một phần kinh phí cho người nghiện cai nghiện tự nguyện. Khuyến khích người nghiện cai nghiện tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Khuyến khích thành lập cơ sở cai nghiện tư nhân. Các cá nhân, tổ chức đầu tư vào công tác cai nghiện được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật; biện pháp cai nghiện tại cộng đồng, gia đình theo hướng giao cho cơ quan có chuyên môn thực hiện, đảm bảo hiệu quả công tác cai nghiện; bãi bỏ biện pháp quản lý sau cai để phù hợp với quy định của Hiến pháp về quyền con người, thay biện pháp quản lý sau cai bằng công tác hỗ trợ xã hội sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện để khuyến khích, động viên người nghiện không tái nghiện. Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 8 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, không quy định Chương "Khen thưởng và xử lý vi phạm". Nội dung các quy định về sửa đổi, bổ sung và quy định mới, cụ thể như sau:

3.1. Chương I - Các quy định chung

Gồm có 5 Điều, từ Điều 1 đến Điều 5. Dự thảo Luật đã kế thừa và bổ sung một số nội dung cụ thể như sau:

a) Phạm vi áp dụng

Mở rộng thêm phạm vi áp dụng của Luật so với Luật Phòng, chống ma túy hiện hành, cụ thể: Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy, hợp tác quốc tế về ma túy và quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

b) Bổ sung đối tượng áp dụng của luật

Bổ sung Điều luật quy định đối tượng áp dụng của luật là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống ma túy (Điều 2).

c) Giải thích từ ngữ

- Tách khái niệm "tội phạm về ma túy" ra khỏi "tệ nạn ma túy" nhằm xác định đúng tính chất của "tội phạm về ma túy" và "tệ nạn ma túy" vì tệ nạn là hiện tượng xã hội còn tội phạm là hành vi cụ thể được qui định trong Bộ luật Hình sự cần tập trung đấu tranh.

- Bổ sung khái niệm: người sử dụng trái phép chất ma túy là người tự ý hoặc đồng ý cho người khác đưa chất ma túy vào cơ thể mình mà không được sự cho phép của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

Việc bổ sung khái niệm này để phân biệt với “người nghiện ma túy”, ngăn chặn họ tiếp tục sử dụng và dẫn đến nghiện ma túy, kịp thời giám sát, quản lý, giáo dục không để họ gây rối trật tự, đe dọa tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tài sản của người khác.

- Bổ sung khái niệm cai nghiện ma túy: Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tâm lý, xã hội và y tế giúp người nghiện thay đổi nhận thức, hành vi, phục hồi thể chất, tinh thần nhằm giảm sử dụng ma túy, tác hại của ma túy. Việc bổ sung khái niệm này giúp nhận thức đầy đủ về công tác cai nghiện ma túy.

- Bổ sung khái niệm thuốc tiền chất; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất. Đây là loại thuốc cần đưa vào hoạt động kiểm soát liên quan đến ma túy, không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy từ các loại thuốc này.

d) Về chính sách phòng, chống ma túy

Bổ sung quy định để đảm bảo điều kiện cho công tác phòng, chống ma túy, tăng cường nguồn lực và năng lực cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Cụ thể: Kinh phí cho công tác phòng, chống ma túy do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, các cơ quan thực hiện công tác cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

3.2. Chương II - Trách nhiệm phòng, chống ma túy

Gồm có 7 Điều, từ Điều 6 đến Điều 12. Dự thảo đã kế thừa các quy định cũ và sửa đổi, bổ sung các nội dung, cụ thể như sau:

a) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình

Việc quy định cá nhân, gia đình có trách nhiệm: “Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác" không khả thi, rất khó khăn để thực hiện. Vì vậy, Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) đã quy định theo hướng cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giúp đỡ, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng đấu tranh với tội phạm ma túy.

b) Trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy

-  Bổ sung nội dung quy định để cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân đấu tranh với tội phạm ma túy hiệu quả hơn: "Phối hợp với cơ quan chức năng chống tội phạm ma túy của các nước và các tổ chức chống tội phạm ma túy quốc tế để trao đổi thông tin tiến hành điều tra các vụ án liên quan đến tội phạm ma túy xuyên quốc gia".

- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong phạm vi địa bàn, khu vực quản lý được phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy chứ không chỉ hạn chế ở các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần như quy định của Luật hiện hành. Việc bổ sung nội dung này để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy của các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan.

3.3. Chương III - Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy

Gồm có 10 Điều, từ Điều 13 đến Điều 22. Về cơ bản nội dung được kế thừa như quy định cũ, trong đó có nội dung được bổ sung như sau:

Bổ sung thuốc tiền chất; nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc; thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cần được kiểm soát, không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp.
Bổ sung hoạt động tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập là những hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy cần phải kiểm soát.

Đối với các hoạt động quản lý nhà nước về tiền chất đã được quy định cụ thể  và thực hiện theo pháp luật về Dược, pháp luật về Hóa chất, vì vậy không quy định cụ thể trong luật này.

3.4. Chương IV - Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

Gồm có 5 Điều. Đây là chương được quy định mới trong luật. Xuất phát từ tình hình phức tạp của người sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian vừa qua, nhưng pháp luật chưa có quy định quản lý những người này. Qua khảo sát thực tiễn, dự thảo luật đã xây dựng các quy định nhằm quản lý tốt người sử dụng trái phép chất ma túy. Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy được áp dụng ngay lần đầu người đó sử dụng trái phép chất ma túy, mục đích là ngăn chặn không để họ tiếp tục sử dụng, từ đó góp phần làm giảm người nghiện ma túy, điều này có tác dụng rất tốt ngay chính với người sử dụng trái phép chất ma túy, gia đình của họ và xã hội. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành. Trong thời gian quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy nếu người đó thuộc đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì thực hiện theo quy định của pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính, nếu được xác định tình trạng nghiện thì thực hiện theo các quy định về công tác cai nghiện. Các nội dung cụ thể như sau:

a) Xác định người sử dụng trái phép chất ma túy

- Người bị coi là người sử dụng trái phép chất ma túy là người có xét nghiệm dương tính với chất ma túy, việc sử dụng chất ma túy của người đó không được pháp luật cho phép và chưa xác định được tình trạng nghiện.

- Cơ quan Y tế và Công an có thẩm quyền xét nghiệm.

- Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy và kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của họ.

b) Chính sách quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao Công an cấp xã chủ trì phối hợp cơ quan, tổ chức, đoàn thể cùng cấp và gia đình quản lý, giáo dục, động viên người sử dụng trái phép chất ma túy tổ chức phân công cơ quan, tổ chức, đoàn thể cùng cấp phối hợp với gia đình giáo dục, động viên người sử dụng trái phép chất ma túy.

- Quy định rõ trách nhiệm người sử dụng trái phép chất ma túy; gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Nhà nước đảm bảo kinh phí cho xét nghiệm và đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm.

- Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy: 01 năm đối với người sử dụng trái phép chất ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên; 06 tháng đối với người sử dụng trái phép chất ma túy dưới 18 tuổi, kể từ ngày xác định được hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gần nhất của người đó.

c) Thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy

- Quy định Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn quản lý.
 - Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện việc thống kê người sử dụng trái phép chất ma túy.

3.5. Chương V - Cai nghiện ma túy

Gồm có 20 Điều, từ Điều 28 đến Điều 47. Nội dung của Chương V được sửa đổi cơ bản và toàn diện, khắc phục tình trạng bất cập trong công tác cai nghiện thời gian qua, đảm bảo tính đồng bộ với pháp luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời bổ sung các quy định mới đảm bảo công tác cai nghiện hiệu có hiệu quả, cụ thể như sau:

- Quy định về xác định tình trạng nghiện, người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện. Đây là quy định nhằm giúp phân biệt phân biệt người nghiện với người sử dụng để có cách ứng xử phù hợp.

- Về chính sách cai nghiện theo hướng tạo điều kiện cho người nghiện cai nghiện tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; nếu người nghiện vẫn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy hoặc vi phạm bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc lợi dụng việc cai nghiện tự nguyện để không bị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc thì sẽ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho công tác cai nghiện bắt buộc, xây dựng các cơ sở công lập; hỗ trợ một phần kinh phí cho công tác cai nghiện tự nguyện. Có chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào công tác cai nghiện. Khuyến khích thành lập các cơ sở cai nghiện tư nhân. Cán bộ làm việc tại cơ sở cai nghiện công lập được sử dụng trang phục thống nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để góp phần bảo vệ cho cán bộ, đồng thời có cơ sở để xử lý các hành vi chống đối người thi hành công vụ trong các cơ sở cai nghiện công lập, góp phần không để xảy ra tình trạng gây rối, bỏ trốn tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đối với người nghiện bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Quy định về hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân được tổ chức hoạt động cai nghiện tự nguyện. Chỉ có cơ sở cai nghiện ma túy công lập mới tiếp nhận người nghiện bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tại các cơ sở có bố trí các khu riêng phù hợp với từng đối tượng và để đảm bảo quyền lợi cho người cai nghiện.

- Sửa đổi các quy định về cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Theo đó, việc tiến hành cai nghiện tại gia đình, cộng đồng do cơ quan chuyên môn thực hiện. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập, cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân và các cơ sở y tế, xã hội khác có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được phép cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. Cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ cai nghiện ma túy; niêm yết công khai giá dịch vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật. Việc đổi mới công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo mô hình này không làm phát sinh tổ chức bộ máy mới và ngân sách nhà nước.

Giao cho Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn quản lý.

- Bổ sung các quy định cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tư nhân theo hình thức hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện giữa các cơ sở đối với người nghiện. Thời gian cai nghiện thực hiện theo thỏa thuận giữa người nghiện, gia đình người nghiện với cơ sở cai nghiện, nhưng thời gian tối thiểu là 6 tháng.

- Quy định cụ thể các trường hợp áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện từ đủ 18 tuổi trở lên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính. Đối tượng, trình tự, thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

Người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc trường hợp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì thẩm quyền quyết định do Tòa án nhân dâp cấp huyện trên cơ sở tham khảo ý kiến của cơ quan bảo vệ trẻ em cùng cấp và không coi là việc xử lý vi phạm hành chính. Cơ sở cai nghiện đảm bảo quyền được học văn hóa cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Có chế độ cai nghiện riêng, phù hợp và đảm bảo quyền trẻ em cho độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Bổ sung quy định về cai nghiện ma túy cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài bị trục xuất về nước do nghiện ma túy. Theo đó tạo điều kiện cho người nước ngoài cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện, nếu không đăng ký cai nghiện tự nguyện thì trục xuất về nước. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài bị trục xuất về nước do nghiện ma túy thì phải đến cơ quan chuyên môn xác định tình trạng nghiện, nếu có kết quả xác định là nghiện thì thực hiện theo các quy định về cai nghiện.

- Không quy định biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, vì thực tế biện pháp này không đủ nguồn lực về con người, vật chất và không hiệu quả. Những năm gần đây, nhiều địa phương không triển khai thực hiện được hoặc thực hiện mang tính hình thức.

- Người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu bị tòa án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bổ sung quy định về công tác thống kê người nghiện ma túy cho các Bộ, ngành, trong đó Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợp số liệu chung về người nghiện. Đảm bảo công tác thống kê người nghiện được chính xác, kịp thời.

3.6. Chương VI - Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

Gồm 13 Điều, từ Điều 48 đến Điều 60. Về cơ bản nội dung chương này kế thừa các quy định cũ; sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của các Bộ cho phù hợp với các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong luật. Cụ thể như sau:

- Bổ sung trách nhiệm cho Bộ Công an về giám sát, quản lý, theo dõi người sử dụng trái phép chất ma túy. Bộ Quốc phòng về phối hợp với cơ quan hữu quan của nước khác để phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy và kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở khu vực biên giới và trên biển. Bộ Y tế trong quản lý thuốc tiền chất; nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất. Quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cho phù hợp với các nội dung về công tác cai nghiện ma túy được sửa đổi.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy, theo đó:

Bộ Thông tin và truyền thông có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống ma túy.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan lồng ghép nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; chỉ đạo, trực tiếp tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, dịch vụ, thể thao và du lịch không để sơ hở làm phát sinh tệ nạn ma túy.

Quy định cụ thể như trên để nâng cao trách nhiệm của từng Bộ, đồng thời phù hợp với chức năng của các Bộ.

3.7. Chương VII - Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

Gồm 7 Điều, từ Điều 61 đến Điều 67. Các quy định về Hợp tác quốc tế phòng, chống ma túy được kế thừa quy định cũ. Đây là quy định mang tính nguyên tắc, chính sách. Trong đó có sửa đổi quy định về các trường hợp từ chối tương trợ tư pháp thực hiện theo pháp luật về tương trợ tư pháp để đảm bảo tính thống nhất pháp luật.

3.8. Chương VIII - Điều khoản thi hành

Dự thảo Luật quy định về hiệu lực thi hành và trách nhiệm quy định chi tiết tại các điều, khoản được giao trong luật. 

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG CÓ "ĐƯỜNG LÊ NGỌC HÂN"

 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÔNG CÓ "ĐƯỜNG LÊ NGỌC HÂN"

        Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về hình ảnh chụp một tấm biển phụ dưới tên đường Lê Ngọc Hân với thông tin sai lệch về thân thế của Công chúa Lê Ngọc Hân, cho rằng đó là Nữ sĩ - công chúa Triều Tiên" là vợ vua Quang Trung - Bắc cung Hoàng hậu đồng thời quy chụp rằng đó là hình ảnh chụp tại thành phố Hồ Chí Minh”, kéo theo nhiều bình luận tiêu cực về việc dạy học môn lịch sử.

        Thế nhưng thực tế lại không giống như vậy. Qua công tác rà soát thì hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không hề có bất cứ tên đường nào là “Lê Ngọc Hân” mà chỉ có đường “Công chúa Ngọc Hân” tại quận 11. Hình ảnh này có dấu hiệu chỉnh sửa đã bị đối tượng xấu đưa lên các trang “lề trái” nhằm xuyên tạc, bóp méo sự thật, hạ bệ hình ảnh dân tộc.


        Có thể thấy đây là chiêu trò không phải mới mẻ của các trang “lề trái” hay các đối tượng zận chủ. Thủ đoạn của chúng là “đánh bùn sang ảo” nhằm xuyên tạc chống phá Đảng, gây hoài nghi trong nhân dân và suy giảm niềm tin vào hệ thống chính quyền, chế độ lãnh đạo.

        Ngày kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước sắp đến vậy nên nhưng chiêu trò xuyên tạc, phá hoại sẽ ngày càng nhiều hơn. Rất mong mọi người cảnh giác, không lan tỏa, chia sẻ những thông tin chưa kiểm chứng, có dấu hiệu tiêu cực về hình ảnh của đất nước, của dân tộc Việt Nam.

        Vấn đề đề tin giả, tin sai sự thật vẫn là vấn đề nhức nhối và nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Chỉ vì giật tít, câu view mà nhiều người bất chấp, không nghĩ đến hậu quả, ảnh hưởng của hành động đó. Mặc dù đã có chế tài xử phạt, tuy nhiên vẫn mong mọi người cảnh giác và có trách nhiệm với mỗi bình luận, like, chia sẻ của mình./.

MẠNG ẢO NHƯNG VÀO TÙ LÀ THẬT

 MẠNG ẢO NHƯNG VÀO TÙ LÀ THẬT


        

        Mới đây, cơ quan Công an vừa tiến hành bắt khẩn cấp Đặng Như Quỳnh (sinh năm 1980, trú tại khu đô thị Greenbay, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải các bài viết, thông tin chưa được kiểm chứng về một số cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bất động sản, có dấu hiệu tác động ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán của Nhà nước.

        Được biết, Đặng Như Quỳnh đã nhiều lần đăng những thông tin không có kiểm chứng, xuyên tạc sự thật, gây mất an ninh trật tự, khiến cho người dân lo lắng, hoang mang. Đặng Như Quỳnh đã từng bị xử phạt, nhưng chứng nào tật ấy Quỳnh vẫn không thay đổi bản chất của mình.


        Có thể thấy, việc làm của Quỳnh thể hiện sự vô trách nhiệm với đất nước. Trong thời điểm nhạy cảm khi Nhà nước ta đang có các chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19, đấu tranh phòng chống tội phạm gây ra những hiểu lầm và tiêu cực đến xã hội thì Quỳnh lại có hành động như vậy là vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

        Những hành vi của Đặng Như Quỳnh đã vi phạm vào pháp luật Việt Nam và có thể bị tuyên án từ 2-7 năm tù. Và bản này có thể trở thành sự thật và nó không phải không gian ảo, mạng ảo mà Đặng Như Quỳnh sử dụng để đăng tin giả, xuyên tạc sự thật.

        Có thể thấy, vi phạm của Đặng Như Quỳnh không phải là hành động bột phát mà có sự tính toán kỹ càng. Việc lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để đưa tin sai sự thật diễn ra trong một thời gian dài, trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều khía cạnh của đời sống, gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự, ổn định xã hội và xâm phạm đến lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức.

        Hành vi của Đặng Như Quỳnh thể hiện sự ngông cuồng, coi thường, “coi trời bằng vung”, thách thức pháp luật. Việc cơ quan An ninh điều tra khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra làm rõ vi phạm của Đặng Như Quỳnh là điều cần thiết, nhận được sự đồng tình của cộng đồng, góp phần làm trong sạch môi trường mạng xã hội.

        Việc chống phá đất nước của các cá nhân và tổ chức chắc chắn chỉ là vô vọng và tất cả những kẻ bất trung, đi ngược lại lợi ích dân tộc như Đặng Như Quỳnh đều có cái kết gặp nhau ngồi tù, cải tạo vì những hành vi vi phạm pháp luật đã thực hiện. Và công việc nội bộ của Việt Nam không ai có thể can thiệp vào dù họ là ai. Những kẻ điên cuồng chống phá phải nên biết mình là ai đừng làm anh hề vì ở Việt Nam nhưng anh hề học đòi làm chính trị không bao giờ được chào đón cả./.

XÚC PHẠM QUỐC KỲ VIỆT NAM LÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG THỂ THA THỨ

 XÚC PHẠM QUỐC KỲ VIỆT NAM LÀ HÀNH ĐỘNG KHÔNG THỂ THA THỨ

        Trên mạng xã hội có lan truyền clip khiến tất cả những người Việt Nam khi xem đều phẫn nộ. Trong đoạn clip, có một kẻ tân phát xít Ukraine đã nói to “Lá cờ Việt Nam”(Вьетнамский флаг), chứng tỏ chúng biết rõ đây là quốc kỳ Việt Nam. Sau đó, chúng  cùng nhau giằng rồi xé 2 lá quốc kỳ Việt Nam và ném xuống đất trong tiếng reo hò của đồng bọn. Rồi chúng hô vang khẩu hiệu quen thuộc của phát x.í.t “Vinh quang Ukraine”(Слава Украине).

        Nhờ sự thông thái của cộng đồng mạng đã phát hiện một trong những kẻ xé quốc kỳ Việt Nam là Andriy  Biletsky,  người sau này là sáng lập viên của tiểu đoàn phát x.í.t Azov, thuộc biên chế Bộ nội vụ Ukraine.

        Nhân dân Việt Nam rất phẫn nộ khi được xem những clip này. Hành động của một bộ phận những kẻ cực hữu thân phát xít trong đó có cả nghị sĩ trong quốc hội của Ukraine là hành động không thể chấp nhận được.


        Những vụ việc đê hèn kiểu như trên đúng ra nó không được phép xảy ra tại Châu Âu , một châu lục luôn cho mình là văn minh và tiến bộ. Chúng tôi  cật lực lên án và yêu cầu chính quyền Ukraine chấn chỉnh ngay những việc như trên. Và những kẻ vô văn hóa đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam về những hành vi đê hèn của mình.

        Xúc phạm đến quốc kỳ Việt Nam là xúc phạm đến 95 triệu người dân Việt Nam. Việc làm này cho thấy chủ nghĩa cực hữu thân phát x.í.t đã trỗi dậy một cách đáng lo ngại. Mong rằng các tổ chức quốc tế sớm có hành động lên án các hành vi của các cá nhân và tổ chức được chính quyền Ukraine đang dung dưỡng. Các hành vi bẩn thỉu đê hèn trên cần phải chấm dứt ngay lập tức.

        Thiết nghĩ các cá nhân và tổ chức gây ra vụ việc trên không phải là đại diện cho người dân và chính phủ Ukraine, nhưng chúng là đại diện cho những kẻ cực đoan phát x.í.t, những thế lực này cần phải quét sạch khỏi đời sống nhân dân dù chúng ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

        Chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề rằng những kẻ phát x.í.t chính là kẻ thù không chủ riêng Việt Nam mà là kẻ thù của cả thế giới, của những người yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh. Thực tế cho thấy, không chỉ người dân Ukraine hay bất cứ dân tộc nào đều yêu chuộng hòa bình và sự đoàn kết. Tất cả họ đều bất bình trước những hành động này của những kẻ mang tư tưởng phát x.í.t và mong muốn các cơ quan thực thi pháp luật phải vào cuộc.

        Đối với mỗi người dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng là một biểu tượng vô cùng thiêng liêng. Hành động xúc phạm quốc kỳ Việt Nam của bọn phát x.í.t Ukraine cần phải bị trừng trị đích đáng./.

Thấy gì khi giới dân chửi khen tổng thống Ukraine ăn mặc giản dị?

 

Thấy gì khi giới dân chửi khen tổng thống Ukraine ăn mặc giản dị?


Từ khi cuộc chiến Nga-Ukraine nổ ra, các nhà dân chửi đã vận dụng mọi lập luận và thông tin có thể để tô hồng cho Ukraine và các đồng minh phương Tây. Trong những thông điệp mà họ đưa lặp đi lặp lại, phải kể đến việc ca ngợi tổng thống Ukraine về mọi mặt, kể cả phải dùng đến những lập luận vô lý. Chẳng hạn, mới đây, họ đã ca ngợi tổng thống Zelensky gần dân, ăn mặc giản dị, khi chỉ mặc bộ đồ giá vài chục USD, chẳng bù với bộ đồ đắt tiền của Putin. Và họ dùng chi tiết này để chứng minh rằng chế độ đa đảng ưu việt hơn chế độ độc đảng, vì nó bình đẳng: những lãnh đạo mà nó chọn cũng chỉ ngang hàng với dân thường về mặt kinh tế:



Đây có phải là sự thật? Trong thực tế, tổng thống Zelensky là một diễn viên kiêm nhà sản xuất show truyền hình giàu có, đạt đến mức triệu phú đô-la. Trước khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra, ông vẫn thường mặc vest khi xuất hiện trước công chúng và báo giới, như thông lệ của giới lãnh đạo. Trong hình ảnh trên, thực ra ông không mặc đồ rẻ tiền, mà mặc quân phục, để nói với truyền thông rằng mình có tác phong của một lãnh đạo thời chiến. Thực ra lối tuyên truyền này không hề mới: nó đã được giới lãnh đạo của nhiều nước áp dụng suốt từ trước đến nay. Chỉ có các nước NATO ít dùng phương thức tuyên truyền này, vì lãnh đạo của họ phải tỏ ra rằng mình là lãnh đạo dân sự thay vì quân sự.

Không thể phủ nhận rằng tổng thống Zelensky đã hoàn thành rất tốt vai trò của một lãnh đạo. Tuy nhiên, giới dân chửi đã tuyên truyền bịp bợm khi nói rằng ông ngang hàng về mặt kinh tế với người dân. Họ cũng tuyên truyền bịp bợm khi dùng bộ đồ của Zelensky để ca ngợi sự ưu việt của chế độ đa đảng. Hãy nhớ Donald Trump là bạn tốt của Putin, và là một tỉ phú có lối sống trọc phú. Các nước NATO là một guồng máy chiến tranh phục vụ lợi nhuận, nơi khoảng cách giàu nghèo đang ngày một tăng lên, chứ không phải là “phe chính nghĩa”.

Giới dân chửi lợi dụng chiến tranh để quảng cáo vũ khí Mỹ

 

Giới dân chửi lợi dụng chiến tranh để quảng cáo vũ khí Mỹ


Sau khi Nga đưa quân tấn công Ukraina vào ngày 24/02/2022, các tổ chức chống nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về chủ đề này. Trong nhiều bài viết, họ thường vỗ ngực tự xưng là người yêu hòa bình, và quy chụp những người khác chính kiến với họ là hiếu chiến. Nhưng có thật thế không? Trong tuần qua, nhiều fanpage của giới dân chửi đã trở thành một kênh quảng cáo cho vũ khí Mỹ.

Cụ thể, từ khi lợi thế trên chiến trường bắt đầu nghiêng về phía Ukraine, họ bắt đầu tuyên truyền lặp đi lặp lại rằng độ tin cậy của vũ khí Nga không cao. Để chứng minh, họ đăng ảnh các máy bay, xe tăng, xe bọc thép và pháo tự hành của Nga bị quân Ukraine phá hủy và thu giữ. Nhân đó, họ không quên ca ngợi vũ khí của các nước NATO, và thúc giục Việt Nam bỏ vũ khí Nga để chuyển sang mua vũ khí NATO. Trong khi những fanpage này tự xưng là yêu hòa bình, họ đang hành xử như bọn lái súng.



Nhưng lời họ nói có chắc chắn đúng không? Chưa chắc. Cần nhớ rằng Ukraine là một trong những công xưởng quan trọng nhất để sản xuất vũ khí theo hệ của Nga và Liên Xô cũ. Vũ khí được gửi đến từ nhiều nước đồng minh của Ukraine trong khu vực, như Slovakia, cũng là vũ khí theo hệ của Nga, chứ không phải vũ khí của NATO. Chê vũ khí Nga cũng đồng nghĩa với việc chê những vũ khí mà Ukraine có thể tự sản xuất.

Còn lúc vũ khí của NATO rụng như sung hoặc bị thu giữ ở chiến trường Việt Nam, thì những lập luận trên có áp dụng được không?

Các cuộc chiến tranh, bao gồm chiến tranh Nga-Ukraine, đang liên tục mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ. Nếu yêu hòa bình, đừng tiếp tay cho họ.

NATO là đồng minh tốt hay một trong những nguyên nhân chiến tranh?

 

NATO là đồng minh tốt hay một trong những nguyên nhân chiến tranh?


Sau khi Nga đưa quân tấn công Ukraina vào ngày 24/02/2022, các tổ chức chống nhà nước Việt Nam đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về chủ đề này. Đặc biệt, nhiều bài viết của họ chỉ lặp đi lặp lại một thông điệp duy nhất: NATO đang thể hiện rằng mình là đồng minh tốt bằng cách liên tục giúp đỡ Ukraine. Chẳng hạn, Mỹ đang đào tạo lính Ukraine, Úc đang cung cấp xe học thép cho, Slovakia đang cung cấp tên lửa cho Ukraine … Ngoài ra, còn phải kể đến việc Chủ tịch EU Ursula von der Leyen thăm Kyiv hôm 08/04, và việc Thủ tướng Anh Boris Johnson thăm Kyiv hôm 09/04. Họ cũng bình luận rằng chuyến thăm của Chủ tịch EU “mang đến cho Ukraine niềm hy vọng nhanh chóng được gia nhập vào EU”, và hy vọng này tiếp động lực cho người Ukraine vượt qua những khó khăn trong cuộc chiến. Cứ như thể người Ukraine chết là để nước này được gia nhập EU vậy!



Nhưng NATO có thực là đồng minh tốt không? Điều này còn tùy vào góc nhìn mà chúng ta chọn. Ta sẽ nghĩ NATO là đồng minh tốt nếu cho rằng Nga tấn công Ukraine chỉ để chống lại nước này, và NATO đang gửi vũ khí cho Ukraine như một nhà hảo tâm không liên quan. Còn nếu nhìn rộng hơn, để thấy cuộc chiến tranh ở Ukraine như một phần của cuộc cạnh tranh giữa Nga và phương Tây, thì ta sẽ phải nghi ngờ cái nhìn đó.

Vì sao lại như vậy? Vì người Ukraine đang phải trả giá bằng mạng sống không chỉ cho nền độc lập của mình, mà còn cho những xung đột không liên quan đến họ. Họ trở thành chiến trường nóng cho một cuộc xung đột giữa các cường quốc, và cư dân của họ trở thành vũ khí để phương Tây chống Nga. Dù chiến tranh là lựa chọn bắt buộc, và vũ khí gửi từ phương Tây là nguồn hỗ trợ đáng quý một khi lãnh thổ của họ đã bị xâm lược, thực ra cuộc chiến này có thể tránh được nếu trước đó các bên liên quan hành xử theo một cách khác.

Góc nhìn này không chỉ hiện diện nơi những người ngoài cuộc, mà còn hiện diện trong chính phương Tây. Ngày 11/03/2022, ông Josep Borrell, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU, đã nói rằng NATO mắc sai lầm trong quan hệ với Nga, bao gồm lời hứa kết nạp Ukraine:

"Tôi sẵn sàng thừa nhận rằng chúng ta đã mắc một số sai lầm và chúng ta đã đánh mất khả năng tái lập quan hệ hợp tác của phương Tây với Nga. Có những lúc chúng ta đáng lẽ có thể làm tốt hơn, có những điều chúng ta đưa ra mà không thể thực hiện, như lời hứa rằng Ukraine và Gruzia sẽ trở thành một phần của NATO".

Và người Ukraine đang phải trả giá bằng mạng sống cho sai lầm này.

Khi NATO đẩy Ukraine vào tình huống bất khả kháng này, thay vì cho phép họ có sự lựa chọn, không thể nói NATO là đồng minh tốt.

Khi lợi nhuận mâu thuẫn với nhân quyền?

Khi lợi nhuận mâu thuẫn với nhân quyền?

Từ nhiều năm nay, giới dân chửi vẫn luôn tuyên truyền rằng giá trị thống lĩnh xã hội phương Tây là dân chủ, nhân quyền. Tuy nhiên, trong thực tế, dường như trong hầu hết các lần mà lợi nhuận mâu thuẫn với nhân quyền, họ sẽ chọn lợi nhuận. Để thấy điều này, ta hãy nhìn vào cách mà các nước phương Tây ứng phó với dịch COVID-19 trong một năm rưỡi vừa qua. Trong khi xã hội dân sự ở các nước này đã kêu gọi xóa bỏ bằng sáng chế vaccine ngừa COVID-19, để vaccine có thể bảo vệ quyền sống của nhiều người hơn, nhiều tập đoàn dược và chính phủ đã ngăn chặn giải pháp đó.



Đây là vấn đề mà Joseph E. Stiglitz, nhà kinh tế học Mỹ đoạt giải Nobel vào năm 2001, đã đặt ra trong bài viết trên tờ Le Grand Continent hôm 21/03/2022. Cụ thể, ông viết:

“Nỗi thất vọng lớn nhất là sự thất bại trong việc xóa bỏ bằng sáng chế cho vắc-xin Covid-19. Điều rất rõ ràng là khi bắt đầu đại dịch, như WHO đã nói, không ai trên thế giới được an toàn khi mọi người chưa được an toàn. Chừng nào bệnh dịch còn có mặt, ở bất cứ đâu, thì vẫn có khả năng sẽ xuất hiện một đột biến gen nguy hại hơn, dễ lây nhiễm hơn hoặc kháng vắc-xin tốt hơn. Thật là ngu ngốc khi đã không làm mọi thứ có thể để đảm bảo việc tiêm chủng cho tất cả các cư dân trên hành tinh. Chúng ta nên ăn mừng thành tựu này vì đầu tư công vào nghiên cứu cơ bản và khoa học cũng như quan hệ đối tác công tư đã cho phép chúng ta phát triển một loại vắc-xin trong thời gian kỷ lục. Nhưng lẽ ra, chúng ta không chỉ sản xuất hàng tỷ liều cần thiết ở các nước tiên tiến, mà còn hàng tỷ liều bổ sung cần thiết ở các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi. Chúng ta đã không làm được điều này và phải thừa nhận rằng đây là một thất bại lớn về tổ chức và thể chế.

Hẳn là việc đăng ký bằng sáng chế cho các vắc-xin được cho là sẽ khuyến khích nghiên cứu, nhưng trong bối cảnh đại dịch, đòi hỏi cấp bách là vắc-xin phải được phân phối cho tất cả mọi người. Khi WTO được thành lập, có một hiệp định về sở hữu trí tuệ bao gồm một điều khoản cho phép cấp giấy phép bắt buộc. Điều này có nghĩa là không có sự thay đổi nào trong các nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ. Tại Hoa Kỳ, xã hội dân sự đã thành công trong việc thuyết phục Tổng thống Biden ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin, nhưng các công ty dược phẩm không muốn điều đó. Nhưng chủ yếu là Đức, cùng với một số quốc gia châu Âu khác, là trở ngại trong việc đạt được sự từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ. Đã có một số lượng lớn người chết và một số lượng còn lớn hơn những người đã mắc bệnh vì sự miễn trừ đã không được thông qua khi nó được đề xuất lần đầu tiên vào tháng 10/2020.”

Như vậy, lượng người thiệt mạng vì COVID-19 trên thế giới có lẽ đã thấp hơn nhiều nếu các xã hội theo chủ nghĩa tư bản biết coi trọng nhân quyền hơn lợi nhuận. Tiếc thay, giới dân chửi không hề nhận thấy điều này, và vẫn quen đánh đồng nhân quyền với chủ nghĩa tư bản.

Khi giới dân chửi giả bộ yêu hòa bình

 

Khi giới dân chửi giả bộ yêu hòa bình


“Bất cứ cuộc chiến tranh nào, dù bởi bất kỳ lí do gì, đều là phi nghĩa và bất chính”.

Đó là một câu nói của linh mục Vũ Quang Học, được fanpage của đảng Việt Tân dẫn lại vào ngày 12/04/2022. Khi dẫn câu nói này, dường như đảng Việt Tân muốn thể hiện rằng mình là những người yêu hòa bình, nhân bản, văn minh, ngời ngời chính nghĩa, trong bối cảnh Nga gây chiến tranh ở Ukraine. Nhưng có thật vậy không? Việt Tân phản đối chiến tranh thì cũng chẳng khác gì nằm ngửa nhổ ngược.



Trước hết, Việt Tân đã ra đời như một tổ chức để gây chiến tranh, và họ không phủ nhận điều đó. Tiền thân của đảng Việt Tân là Mặt trận Hoàng Cơ Minh – một tổ chức khủng bố chuyên đưa người về nước bằng đường rừng để thực hiện chiến tranh vũ trang nhằm lật đổ chế độ. Cho đến nay, Việt Tân vẫn đều đặn đăng bài để tưởng niệm Hoàng Cơ Minh, và ca ngợi cái nỗ lực gây chiến thất bại của ông này. Đây là điều không đáng ngạc nhiên, vì cho đến nay, con cháu của Hoàng Cơ Minh vẫn giữ nhiều vị trí trọng yếu trong tổ chức của họ.

Nếu mọi cuộc chiến tranh đều là phi nghĩa và bất chính, thì đảng Việt Tân là một đảng phi nghĩa và bất chính, vì nó từng sinh ra để gây chiến tranh, và vẫn đang tôn thờ một cuộc chiến tranh chết non.



Việt Tân cũng luôn cổ vũ phe thân phương Tây trong các cuộc nội chiến trên toàn thế giới. Chẳng hạn, hồi năm ngoái, họ đã cổ vũ cuộc nội chiến ở Myanmar:



Sau cùng, Việt Tân chưa bao giờ đặt dấu hỏi về những cuộc chiến tranh mà nước Mỹ đã và đang gây ra trên khắp thế giới. Thay vào đó, họ chỉ ca ngợi vũ khí Mỹ, và thúc giục Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ, để được Mỹ cấp súng ống khi có chiến tranh.

Với những thành tích này, mà Việt Tân vẫn cố đeo cho mình chiếc mặt nạ yêu hòa bình, thì mới thấy họ thật trơ tráo.