Từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ đến nay, giới dân chửi vẫn thường tuyên truyền rằng các đòn trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga thua trong cuộc chiến, và tiến đến sụp đổ. Khi tuyên truyền như vậy, họ muốn tạo ấn tượng rằng từ nay, phương Tây là quyền lực duy nhất và chính nghĩa duy nhất còn sót lại trên thế giới, vì vậy theo phương Tây thì sống, chống phương Tây thì chết. Họ muốn tạo ấn tượng này để an ủi nội bộ mình – vốn đang đầy ắp những con người thất vọng về sự thất bại của các cuộc cách mạng đường phố ở Bắc Phi, Trung Đông, Myanmar, Hong Kong, và cả chính Việt Nam. Họ cũng làm thế để thúc giục Việt Nam bỏ chính sách ngoại giao độc lập và đa dạng hóa quan hệ, để chỉ lệ thuộc vào Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ.
Nhưng có thật các đòn trừng phạt của phương Tây sắp khiến Nga thua trận và sụp đổ? BBC tiếng Việt vừa trích dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan, theo đó, doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga đã giảm không nhiều trong 3 tháng đầu của cuộc chiến.
Cụ thể, trong 100 ngày đầu tiên của cuộc chiến, Nga đã thu được 97 tỷ USD từ việc xuất khẩu dầu mỏ. Con số này có giảm, nhưng không giảm nhiều so với mức doanh thu trước đó, là hơn 1 tỷ USD mỗi ngày. Những quốc gia nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất từ Nga gồm Trung Quốc với 13,2 tỷ USD, Đức với 12,6 tỷ USD và Italy với 8,1 tỷ USD.
Thêm nữa, doanh thu này vẫn vượt mức chi phí cho cuộc chiến Ukraine trong 100 ngày đầu tiên - với ước tính của CREA rằng Nga chi khoảng 876 triệu USD mỗi ngày cho chiến tranh.
Thực tế này xuất phát phần nào từ sự lừng khừng của các nước EU trong việc ra lệnh trừng phạt. Bài báo trên BBC cho hay:
“EU có kế hoạch cấm nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển vào cuối năm 2022, điều này sẽ cắt giảm 2/3 lượng nhập khẩu.
Vào tháng Ba, khối này cũng cam kết giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm.
Tuy nhiên, cho đến nay liên minh vẫn chưa thể thống nhất về một lệnh cấm triệt để.”
Chưa kể, một lượng lớn dầu khí của Nga lại được bán qua các nước trung gian như Ấn Độ. Với lượng dầu nhận thêm từ Nga, Ấn Độ đã tăng tỷ trọng xuất khẩu dầu thô của mình từ khoảng 1% trước cuộc chiến lên 18% vào tháng 5. Một phần không nhỏ này lại được bán cho các nước phương Tây. Việc này khiến các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga không phát huy được nhiều tác dụng trên thực tế.
Nhìn vào báo cáo này, ta có thể hiểu vì sau NATO giục Ukraine nhượng đất cho Nga để sớm chấm dứt chiến tranh.
Chưa hết, cùng ngày, thế giới như “bừng tỉnh” khi báo cáo trên do cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Paul Dabbar và nhà nghiên cứu năng lượng Matt Bowen của Đại học Columbia, Hoa Kỳ thực hiện và công bố mới đây đã lưu ý rằng năng lượng hạt nhân đang chiếm hơn 20% công suất phát điện của Mỹ. Gần một nửa lượng urani mà 56 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động của nước này sử dụng được nhập khẩu từ Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Do vậy, hai ông Dabbar và Bowen lưu ý rằng mặc dù Nga chỉ khai thác 6% urani trên thế giới, nhưng nước này kiểm soát khoảng 40% thị trường urani toàn cầu và 46% tổng công suất làm giàu urani. Báo chí lập tức giật tít và giễu cợt rằng “Nga có thể 'tắt nguồn' lưới điện khổng lồ của Mỹ chỉ bằng một thao tác”!
Các quốc gia khác thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Nga trong sản xuất điện hạt nhân, chẳng hạn như Phần Lan, Séc, Hungary, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Những nước trên đều phụ thuộc vào tập đoàn hạt nhân khổng lồ Rosatom của Nga từ khai thác, làm giàu urani hay xây dựng và bảo dưỡng các lò phản ứng hiện đại.
Không biết ngoài năng lượng dầu khí, urani, phân bón, lương thực,… Mỹ, và phương Tây còn đang “lệ thuộc” vào Nga những vấn đề nào nữa? Điều này chắc phải chờ các chính trị gia, chính sách gia tiếp tục “phát giác”!?!
Cả Ấn Độ lẫn các nước EU đều có chế độ đa đảng, và thuộc về cái mà giới dân chửi gọi là “thế giới tự do”. Rõ ràng, việc “thế giới tự do” đồng lòng chống Nga vì ý thức hệ chỉ là một ảo tưởng của giới dân chửi. Điều đáng buồn là họ đang tiếp tục ôm giữ ảo tưởng này, ngay cả khi thực tế đã quá rõ ràng. Có lẽ lý do chỉ là họ cần ảo tưởng đó để hoạt động, và để sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét