Theo tin từ đài RFA, tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) đã kêu gọi tân Thủ tướng Úc thúc ép để Việt Nam thả các “tù nhân chính trị” như Châu Văn Khảm hay Phạm Đoan Trang. Cụ thể, ông Phil Robertso, Phó giám đốc phân ban Châu Á của HRW đã cho rằng: “Úc nên xem xét nghiêm túc và có hệ thống các mối quan tâm về nhân quyền trong tất cả các tương tác của họ với chính phủ Việt Nam, và cần lên tiếng công khai về các trường hợp quan trọng như Phạm Đoan Trang hay Châu Văn Khảm…” và yêu cầu Úc “tìm cách cải thiện tình hình nhân quyền đang ngày càng trở nên tồi tệ ở Việt Nam."
Hai cái tên được HRW gọi là “tù nhân chính trị” là ai?
Phạm Đoan Trang đang chấp hành án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999 với hành vi xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền, gây nguy hiểm cho xã hội nhằm mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Còn Châu Văn Khảm đang chấp hành án 12 năm tù về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", là đại diện của cái gọi là cơ sở đảng bộ Sydney kiêm Bí thư đảng bộ Úc Châu của Việt Tân. Năm 2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và cùng một số tay sai trong nước tiến hành các hoạt động chống phá đất nước. Với những chứng cứ đã thu thập được, cơ quan chức năng của Việt Nam có đủ tài liệu, chứng cứ kết án đối với Châu Văn Khảm.
Đối với hai đối tượng trên, các tổ chức phản động liên tục xuyên tạc bản chất vụ án và kêu gọi sự can thiệp trái quy định của pháp luật quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Chiêu trò chống phá Việt Nam dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” không phải là mới. HRW thường xuyên đưa ra những thông tin sai trái, tiêu cực nhằm bôi lem, vấy bẩn và gây áp lực cho Việt Nam. Đồng thời, các đối tượng cũng lợi dụng cơ hội này để tìm cách can thiệp cũng như hướng lái nước khác can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Mục đích của những kẻ này không phải là thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Đó chỉ là cái cớ để mị hoặc, đánh lừa dư luận. Cái đích cuối cùng mà những kẻ này hướng đến là vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Việc đề cập đến Phạm Đoan Trang hay Châu Văn Khảm là những người “tù nhân chính trị” đã thể hiện rõ âm mưu, ý đồ đó của HRW.
Bởi lẽ đây là những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam, hoạt động chống đối chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích quốc gia Việt Nam. Đòi tự do cho các đối tượng này không khác gì tiếp tay cho những kẻ âm mưu lợi dụng tự do dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Các tội danh mà Phạm Đoan Trang hay Châu Văn Khảm vi phạm đều được quy định rất rõ, rất cụ thể tại Bộ luật Hình sự Việt Nam. Không có chuyện đây là các “tù nhân chính trị” theo cách gọi của HRW.
Luận điệu cho rằng Việt Nam vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền là hoàn toàn không có căn cứ, sai sự thật, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận trong khuôn khổ luật pháp. Điều này không chỉ đúng với pháp luật Việt Nam, mà còn hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền.
Chắc chắn rằng Úc cũng không vì thế mà can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín và quan hệ ngoại giao của hai nước. Nếu là một quốc gia chính nghĩa, không ai cổ suý, tung hô, cổ vũ, bảo bọc, ủng hộ cho việc xâm phạm an ninh quốc gia của quốc gia khác. Một người phạm tội thì phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật, chẳng có lý do gì để Úc phải gây áp lực cho Việt Nam về vấn đề Châu Văn Khảm hay Phạm Đoan Trang./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét