Nhận
diện những trang mạng xã hội có nội dung xấu, độc chống phá Đảng, Nhà nước ta
trong giai đoạn hiện nay
Những năm gần đây, thủ đoạn của các thế lực
thù địch, các tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng chống đối trong và ngoài
nước triệt để lợi dụng không gian mạng, chủ yếu là các ứng dụng của mạng xã
hội, biến nó thành công cụ đắc lực cho hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Chúng tận dụng tối đa các hệ thống phát
thanh, báo chí ở nước ngoài đăng tải trên các kênh Facebook, YouTube, hình ảnh,
video… để tán phát thông tin xấu, độc, thiếu kiểm chứng, sai sự thật về tình
hình an ninh, trật tự, khiếu nại, tố cáo, công tác quản lý, sử dụng đất đai ở
địa phương dưới dạng “giả như thật”, “thật như giả” nhằm đánh vào tâm lý tò mò
của người dân để xuyên tạc tình hình trong nước, chống Đảng, Nhà nước, phá hoại
tư tưởng, công kích, bôi xấu, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo, gây chia rẽ nội
bộ, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nhất là trước, trong và sau thời
gian diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước.
Đặc điểm của các trang mạng, diễn đàn, nhóm, hội kín có thể nhận
diện: Một là, các trang mạng chính thống của cơ quan, tổ chức nhà nước đều có
tên miền quốc gia “.vn” và có địa chỉ, thông tin đăng ký cụ thể, rõ ràng trên
trang. Còn các trang mạng có tên miền nước ngoài (.com, .org) không có đuôi tên
miền Việt Nam “.vn”, thường được đăng ký lưu trữ dữ liệu có máy chủ đặt ở nước
ngoài. Đây là điều kiện để các thế lực thù địch, phần tử phản động lưu vong tự
do đăng tải các thông tin không đúng sự thật; nếu như bị các cơ quan chức năng
phát hiện cũng khó phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ để tra cứu thông tin.
Hai là, thường xoáy sâu vào một chủ đề
hoặc một nhân vật cụ thể; có nội dung thông tin không đúng sự thật hoặc chỉ có
một phần nhỏ là đúng để làm cho người đọc tin tưởng vào các nội dung thông tin
sai còn lại... Các đối tượng thường lợi dụng các sự kiện chính trị của đất
nước, được nhiều người dân quan tâm như Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng,
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp… Khi các sự kiện
trên chưa có thông tin chính thức từ phía của cơ quan chức năng thì các đối
tượng tăng cường đăng tải các thông tin giả, thông tin hoàn toàn không có thật
để kích động, làm cho người dân có thể hiểu sai vấn đề, bị lôi kéo thực hiện
những hành vi vi phạm pháp luật.
Ba là, hoạt động thời gian dài, có số
lượng người theo dõi lớn, thường đăng tải nội dung nhắm đến nhiều tổ chức,
người có chức, có quyền hoặc các vụ việc được nhiều người quan tâm; nội dung
thông tin được đăng tải rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều
người, thường xuất hiện mang tính thời vụ, nội dung thông tin được đăng tải
theo hướng trước hoặc trong thời gian diễn ra các dịp lễ, kỷ niệm lớn của đất
nước. Trong thời gian này sẽ có nhiều người quan tâm, tiếp xúc với không gian
mạng vì được nghỉ trong dịp lễ, thuận lợi cho việc kích động, lôi kéo xuống
đường biểu tình, phản đối các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ta.
Một số thủ đoạn đăng tải của các trang
mạng xã hội: Một là, các đối tượng sử dụng “khoảng trống thông tin” khi các cơ
quan chức năng của Đảng, Nhà nước, báo chí chính thống chưa có thông tin chính
thức, các đối tượng sẽ lợi dụng khai thác đặc tính ưu việt của các trang mạng
xã hội làm lan tỏa thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi
trắng thay đen”, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được
đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng luận điệu thù
địch, lồng ghép, xâu chuỗi các vụ việc với nhau, tấn công trực diện vào sự hiếu
kỳ của công chúng để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Hai là, các đối tượng thường lợi dụng
các trang mạng xã hội ở nước ngoài, có lưu trữ dữ liệu và hoạt động quản lý ở
nước ngoài như Facebook, YouTube, Twitter… để lập các trang cá nhân hoặc các
hội, nhóm có nội dung về dân chủ, nhân quyền; thậm chí có nhiều đối tượng lập
tài khoản mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước rồi liên tục đăng tải
lên trang cá nhân, hội, nhóm những thông tin có nội dung xấu, độc, hoàn toàn
trái ngược với sự chỉ đạo và sự giải quyết của chính quyền để kích động chống
phá.
Ba là, các thế lực thù địch triệt để tận
dụng các ứng dụng WhatsApp, FireChat và các biện pháp công nghệ được hỗ trợ từ
nước ngoài để vượt tường lửa; Facebook là môi trường “lây lan” thông tin xấu,
độc nhanh nhất, lợi dụng các thông tin tiêu cực, chống tiêu cực được báo chí
trong nước đưa trên mạng để xuyên tạc nhằm bôi nhọ cá nhân, chống phá Nhà nước
Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng… Thời gian gần đây, nhiều trang
Facebook phản động đang giả dạng là những trang tin “tử tế” để tiếp cận người
dùng, tăng số lượng người đăng ký theo dõi thường xuyên. Các trang này thường
đưa những nội dung câu view nhằm đánh lạc hướng rồi đan cài những nội dung phục
vụ ý đồ xấu của chúng. Chúng lợi dụng chức năng của mạng xã hội Facebook,
YouTube (livestream) tường thuật trực tiếp sự việc trên các trang mạng xã hội
để tán phát rộng rãi, số lượng người tiếp cận thông tin lớn cùng lúc, đồng
thời, chuẩn bị lực lượng tiếp nhận video, biên tập ngay đề phòng bị lực lượng
an ninh thu giữ máy quay trong lúc biểu tình.
Bốn là, các đối tượng còn sử dụng nhiều
trang mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải thông tin có nội dung xấu, độc
chống phá Đảng, Nhà nước là tạo lập ra các trang mạng giả mạo của các cơ quan,
tổ chức để thông tin, xuyên tạc, gây rối nội bộ... Người tiếp xúc với các trang
mạng này do thiếu kỹ năng nên không biết đây là trang giả mạo, mà nghĩ đây là
trang chính thức của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước nên các trang đăng tải
thông tin này được nhiều người đọc theo dõi và tin tưởng vào tính chính thống
của nó, gây ra sự bất ổn chính trị, tạo dư luận xấu trong nhân dân, dẫn đến vi
phạm pháp luật.
Năm là, các đối tượng phản động là nhà
văn, nhà báo, ca sĩ… sử dụng thơ ca làm công cụ chống phá trên lĩnh vực tư
tưởng, văn hóa, thường chuyển hóa các bài viết có sẵn thành thể thơ hoặc bài
hát phát trên các kênh âm nhạc trực tuyến; đặt máy chủ ở nước ngoài để vượt qua
các cơ chế kiểm duyệt bài viết của Bộ Thông tin và Truyền thông./.
@NKT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét