Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

SỐ CHỐNG ĐỐI TRONG NƯỚC SỬ DỤNG CHIÊU BÀI CŨ ĐỂ KÊU GỌI ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO LÊ HỮU MINH TUẤN

 

SỐ CHỐNG ĐỐI TRONG NƯỚC SỬ DỤNG CHIÊU BÀI CŨ ĐỂ KÊU GỌI ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO LÊ HỮU MINH TUẤN

Gần đây, trên diễn đàn không gian mạng có nhiều bài viết về tình trạng sức khỏe của Lê Hữu Minh Tuấn. Cụ thể, sau cuộc thăm gặp Lê Hữu Minh Tuấn tại trại giam Bố Lá, người thân và bạn bè của Tuấn đã tích cực đăng tải các bài viết với thông tin bịa đặt về tình hình sức khỏe của phạm nhân này như thể Tuấn sắp không trụ được nữa. Trên các diễn đàn dân chủ, tình trạng “nguy kịch” của Tuấn được rêu rao khắp nơi, chẳng hạn như Tuấn chỉ “còn xương với da, tai bị điếc, mình bị ghẻ lở, thoát vị đĩa đệm, trĩ, không ngồi được…Tình hình sức khỏe rất khẩn cấp. Với tình hình sức khỏe như thế này thì không còn trụ được bao lâu đây”.

SỐ CHỐNG ĐỐI TRONG NƯỚC SỬ DỤNG CHIÊU BÀI CŨ ĐỂ KÊU GỌI ĐÒI TRẢ TỰ DO CHO LÊ HỮU MINH TUẤN

Được biết, ngày 13-6-2020, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Hữu Minh Tuấn (31 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Nam) để điều tra tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.

Lê Hữu Minh Tuấn, sinh ngày 20-3-1989, trú tại tỉnh Quảng Nam, trước khi bị bắt, Tuấn đang theo học hệ tại chức tại Đại học Luật Hà Nội. Lê Hữu Minh Tuấn là đối tượng cốt cán, tích cực trong “Hội nhà báo độc lập”, được giao nhiệm vụ phụ trách tài chính của “Hội”. Lê Hữu Minh Tuấn đã cùng với Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và số đối tượng cầm đầu, cốt cán “Hội nhà báo độc lập” viết, phát tán nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam trên Internet.

Sáng 05/01/2022, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Chí Dũng (SN 1966), Nguyễn Tường Thụy (SN 1950), Lê Hữu Minh Tuấn (SN 1989) cùng về tội “Làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", theo đó, bị cáo Lê Hữu Minh Tuấn chịu hình phạt 11 năm tù giam và bị phạt quản chế tại nơi cư trú trong thời hạn 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.

Sau một thời gian chấp hành án phạt tù, thân nhân và đồng bọn của phạm nhân Lê Hữu Minh Tuấn tiếp tục chiêu trò cũ là kêu gọi cứu giúp phạm nhân Tuấn vì sức khỏe không bảo đảm hoặc điều kiện ăn ở trong trại giam không đúng theo nguyện vọng. Hành động cầu cứu này là bước khởi đầu cho kế hoạch xin tị nạn chính trị của phạm nhân Tuấn sau thời gian chống phá nhà nước.

Bịa chuyện ra những thông tin này chỉ là tiền đề để kêu gọi các thế lực nước ngoài can thiệp, tác động vào quá trình thi hành án đối với phạm nhân Tuấn, một mặt đòi trả tự do vô điều kiện, mặt khác xin một vé tị nạn chính trị ở các quốc gia tư bản.

Trước đây, các đối tượng chống đối ở trong nước cũng đã lợi dụng vấn đề sức khỏe để kêu gọi trả tự do cho các bị can Nguyễn Văn túc, Nguyễn Trung Trực, Hồ Đức Hòa,… Chúng gọi những đối tượng này là “tù nhân lương tâm”, thậm chí gửi các đơn kiến nghị đến các tổ chức nhân quyền để gây sức ép với chính phủ Việt Nam. Chúng cố tình đưa tin bài về tình hình của các bị can dân chủ trong tù để xuyên tạc về chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta.

Trong những năm qua, các phạm nhân với các tội danh chống Nhà nước Việt Nam luôn có các chiêu trò kêu gào thể thảm về tình trạng sức khỏe hay không được bảo đảm ăn uống, thuốc men…nhưng tuyệt nhiên chưa thấy nhà dân chủ nào gầy đi hay ốm đau trong trại giam cả, đồ ăn thức uống của trại giam rất đảm bảo khiến họ béo tốt hơn cả thời còn hoạt động chống phá nhà nước.

Vở tuồng cũ rích này diễn lại nhiều lần cũng chỉ đề lừa gạt các tổ chức phi chính phủ hay các quốc gia phương Tây và Mỹ nhằm đánh bóng tên tuổi trong làng dân chủ cũng như để xin tiền tài trợ, xin vé tị nạn hàng năm ở nước ngoài. Nếu thực sự phạm nhân có tình trạng “nguy kịch” như vậy thì trại giam đã có văn bản thông báo đến gia đình của phạm nhân cũng như đưa phạm nhân đến cơ sở y tế chữa trị. Theo mô tả của gia đình và đồng bọn thì Lê Hữu Minh Tuấn làm sao mà đủ sức lết ra gặp người thân được.

Như vậy, người thân và bị can Lê Hữu Minh Tuấn đang bị các đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc, vu khống về chính sách của Nhà nước ta, về chế độ quản lý trại giam của cơ quan nhà nước. Từ đó làm giảm sút niềm tin của quần chúng và bạn bè quốc tế về cơ quan nhà nước Việt Nam. Đây là âm  mưu hết sức xảo quyệt, quý độc giả cần tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc, xảo trá của các đối tượng xấu.

LIỆU CÓ PHẢI TÀU CÁT LINH - HÀ ĐÔNG CÀNG HOẠT ĐỘNG CÀNG LỖ?

 

LIỆU CÓ PHẢI TÀU CÁT LINH - HÀ ĐÔNG CÀNG HOẠT ĐỘNG CÀNG LỖ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021. Đáng chú ý, Hanoi Metro lỗ lũy kế tổng cộng 160 tỷ đồng trong đó phần lớn là sau khi vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trước thông tin đó, một bộ phận thì ngây thơ xót xa cho một công trình thua lỗ, một nhóm khác thì hả hê khi thấy chính phủ phải bù tiền chứng tỏ rằng đây là sai lầm trong đầu tư dự án.

LIỆU CÓ PHẢI TÀU CÁT LINH - HÀ ĐÔNG CÀNG HOẠT ĐỘNG CÀNG LỖ?

Ảnh: Giá trị lợi ích của đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Theo lãnh đạo Hanoi Metro, năm 2021 đại dịch lây lan trên diện rộng đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cả nước cũng như hoạt động của doanh nghiệp này. Trong đó, các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt trên diện rộng khiến mọi hoạt động cầm chừng. Cái này đúng nhưng chưa đủ vì dù có dịch bệnh hay không thì các dự án giao thông công cộng luôn luôn lỗ không chỉ ở Việt Nam mà là ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Rõ ràng nếu tính toàn bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng… so với giá vé không bằng tô phở bò thì dù người dân có lấp full ghế ngồi cũng không biết mất bao nhiêu năm mới có thể thu hồi vốn đầu tư. Hiện mức giá vé của Cát Linh - Hà Đông đang được nhà nước trợ giá khoảng 60 - 70%. Điều này rõ ràng có trong kịch bản chủ động từ đầu của chính quyền.

Nhưng sự thật không hẳn như vậy, khi máy bay delay, quốc lộ bị tắc, kênh đào panama bị kẹt xuồng hoặc ngã tư vào trung tâm thành phố bị kẹt cứng thì mỗi phút trôi qua, nền kinh tế lại thiệt hại số tiền khổng lồ. Tuỳ vào sự cố giao thông mà thiệt có thể là vài trăm tỷ, vài nghìn tỷ hoặc không thể đong đếm được. Cát Linh - Hà Đông ra đời là để góp phần giải quyết tình trạng đó, có thể lúc này chưa thể hiện rõ nhưng khi mỗi người dân thủ đô xem nó là một phương tiện quen thuộc thì hiệu quả sẽ được nhân lên rõ rệt.

Hơn nữa liên quan đến yếu tố là môi trường, Hà Nội đang ô nhiễm không khí và tương lai sẽ càng ô nhiễm nếu mỗi người đều sử dụng phương tiện cá nhân. Phương tiện công cộng nói chung và đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là loại hình góp phần làm giảm vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Có thể hình tượng một cách đơn giản như thế này, khi anh em mở một tiệm ăn hay cửa hàng gì đó thì anh em có dọn dẹp, phát quang đường vào, chỉnh trang lại vỉa hè, dọn dẹp rác rưởi xung quanh hay không? Tất nhiên là có và điều này anh em phải tự bỏ tiền túi mà làm dù rằng chẳng ai thưởng cho anh em xu nào cả vì đơn giản anh em hiểu rằng khi lối vào sạch sẽ, thông suốt và an toàn thì việc kinh doanh tất yếu sẽ tốt lên. Tàu Cát Linh - Hà Đông cũng đóng vai trò tương tự như vậy đối với bộ mặt thủ đô nói riêng và đất nước nói chung.

Đến đây nhiều người sẽ hỏi “Tốt như thế sao không miễn phí? Miễn phí làm sao được, mặc dù số tiền bán vé tuy ít ỏi nhưng vẫn phải thu để một bộ phận thiếu ý thức không lạm dụng công trình công cộng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác.

Như đã nói ở trên, dường như không có quốc gia nào đầu tư metro, xe bus, đường sắt trên cao… để bán vé kiếm lời và Việt Nam ta cũng thế. Chúng ta sẽ lỗ, nếu may mắn sẽ lỗ ít hơn nếu người dân quan tâm, ủng hộ bằng việc sử dụng dịch vụ thường xuyên, liên tục. Đó cũng là điều đáng mừng lắm rồi.

Kinh tế vĩ mô không chỉ là bài toán lãi - lỗ trong từng chi tiết mà phải là cân bằng, công bằng, nhân văn cho toàn xã hội. Đầu tư hàng chục tỷ đồng để kéo điện lưới vào buôn làng xa xôi để đồng bào miền núi mỗi hộ chỉ thắp duy nhất một bóng đèn (được cấp phát miễn phí luôn) thì đến bao giờ mới thu hồi vốn? Nhưng đó là điều không thể không làm, không thể chậm trễ và tất nhiên chính quyền vẫn phải làm và cũng không cần ai phải cảm ơn.

Để gia tăng giá trị cũng như hiệu quả của tuyến đường sắt trên cao cát Linh - Hà Đông, ngoài việc mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tích cực sử dụng phương tiện công cộng nói chung thì việc sàng lọc, cảnh giác với những thông tin xuyên tạc liên quan đến chủ trương, chính sách là điều vô cùng quan trọng./.

VOA TIẾNG VIỆT BÊNH VỰC CHO ANDY HUỲNH

 

VOA TIẾNG VIỆT BÊNH VỰC CHO ANDY HUỲNH

Andy Huỳnh – một quân nhân người Mỹ gốc Việt đã chết trong cuộc chiến Ukranie – Nga. Hầu hết các kênh truyền thông thuộc tập đoàn đu càng, tử thủ ở California và một số nước đang khóc than cho số phận của Andy Huỳnh. Sau khi kêu gọi nhưng chẳng ai lên tiếng, bây giờ họ lại lên tiếng oán hờn kiểu "Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem người Việt Nam ở Hải ngoại là bộ phận không thể tách rời. Thế nhưng họ không lên tiếng cứu Andy Huỳnh". 


VOA bênh vực cho kẻ đu càng

Xin gửi vài lời:

Thứ nhất, Andy Huỳnh có quốc tịch Mỹ, không có quốc tịch Việt Nam. Mặc dù anh ta là người gốc Việt Nam nhưng Andy Huỳnh chưa bao giờ xem Việt Nam là nguồn cội của mình. Andy Huỳnh có ông nội là ngụy quân, vượt biên sau ngày 30/4/1975 và luôn chống lại quê hương, đất nước này. Andy Huỳnh mang dòng máu và tư tưởng của đám tàn dư VNCH ở hải ngoại, thù địch với Việt Nam. Việt Nam luôn xem người Việt Nam ở Hải ngoại là bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Nhưng không bao gồm những kẻ chống phá đất nước. Việt Nam không chấp nhận những kẻ theo gót chân ngoại bang để chém vào Tổ quốc những vết chém ngang lưng kiểu VNCH trước 1975, và bây giờ chống lại đất nước!

Thứ hai, Andy Huỳnh là lính đánh thuê. Theo pháp luật quốc tế thì những kẻ tham gia đánh thuê sẽ không được hưởng chế độ tù binh nếu bị bắt. Nếu có kêu gọi, van xin thì chỉ chính quyền Hoa Kỳ mới là nơi để các người kêu gọi chứ không phải là Việt Nam. Vừa qua Hàn Quốc đã xét xử hình sự đối với một công dân của họ khi tham gia vào quân đội Ukraine để đối đầu Nga. Nhiều nước trên thế giới xét xử nghiêm khắc đối với công dân của nước họ khi tham gia quân đội nước ngoài.

Thứ ba, chẳng có lý nào những kẻ chống lại quốc gia, dân tộc, nơi nuôi dưỡng mình mà lại đi kêu gọi Đảng, chính quyền can thiệp. Tự làm, tự chịu và đừng bao giờ giở cái thói ăn vạ vô lý như thế. Việt Nam không bỏ công dân của mình ở lại phía sau. Nếu nói Andy Huỳnh là người gốc Việt nên Việt Nam phải có trách nhiệm thì thật vô lý. Thử hỏi người Hoa Kỳ hiện nay có bao nhiêu phần trăm là người bản xứ? Cứ chiếu theo gốc gác để ăn vạ thì chắc là nước Mỹ phải kêu cứu khắp thế giới. Hoa Kỳ là hợp chúng quốc, nơi có đủ mọi sắc tộc, đến từ hàng trăm quốc gia khác nhau.

Việt Nam quan ngại hết sức sâu sắc về tình hình Ukraine hiện nay. Mong các bạn bình tĩnh, giải quyết mọi tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, bảo đảm hòa bình tại Đông Âu và trên thế giới

VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN, MỘT CÂU CHUYỆN MUÔN THỦA

 

VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN, MỘT CÂU CHUYỆN MUÔN THỦA

“Việt Nam lấy làm tiếc vì báo cáo của Nghị viện châu Âu (EP) có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 24/6/2022 đã khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của EP về công tác hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới. Đây là tiếp tục là những nội dung quen thuộc mà Nghị viện châu Âu hay chính giới một số nước phương Tây và một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí chống phá Việt Nam đưa ra để xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN, MỘT CÂU CHUYỆN MUÔN THỦA

Ảnh: Vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, một câu chuyện muôn thủa

Có thể nói, quyền con người không có gì xa lạ trên đất nước Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, quyền con người luôn là mục tiêu nhất quán, xuyên suốt. Các Cương lĩnh của Đảng, từ Chánh cương vắn tắt (năm 1930) cho đến Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội XI (năm 2011) đều xem quyền con người là một mục tiêu phấn đấu của Đảng. Hiến pháp nước ta, từ Hiến pháp đầu tiên - năm 1946, đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người và quyền công dân đều được tôn trọng và bảo đảm. Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Theo đó, tất cả quyền con người, từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được hiến định minh bạch và tương thích với Công ước quốc tế về quyền con người. Ở nước ta, quyền con người đã được luật hóa trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật. Trên lĩnh vực thông tin truyền thông, Quốc hội nước ta đã sửa chữa, ban hành nhiều bộ luật, như: Luật Báo chí sửa đổi (2016); Luật Tiếp cận thông tin (2013); Luật An ninh mạng (2018); Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (2018), v.v. Những quy định của các văn kiện pháp luật này, một mặt, bảo đảm quyền cho người sử dụng thông tin, mạng xã hội và trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan; mặt khác, nhằm ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng môi trường thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích của người khác.

Quyền tự do, quyền làm chủ của người dân ở Việt Nam còn được thể hiện thông qua viêc mạng internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng đã phát triển rất nhanh chóng, bất cứ ai nếu có kiến thức và kỹ năng nhất định đều có thể trở thành “cư dân” thế giới ảo - hệ sinh thái số. Ở đó, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mình cần (cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt) trên các ứng dụng. Được biết hiện nay, gần 70% dân số sử dụng internet trung bình 7 tiếng truy cập mỗi ngày/người với giá dịch vụ rẻ nhất thế giới. Không ít không gian cộng cộng ở Việt Nam khi có sự kiện chính trị, lịch sử lớn còn được cung cấp Wifi miễn phí. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến năm 2018, đã có 58 triệu người dùng mạng Facebook, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017. Cho đến nay, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất.

Bảo đảm “dân chủ,nhân quyền” là mục tiêu chung, bao trùm mà nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới theo đuổi mãi mãi. Tuy nhiên, muốn bảo đảm dân chủ, nhân quyền thì phải có nguyên tắc rõ ràng. Nguyên tắc đầu tiên là mỗi nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm nhân quyền ở quốc gia của mình nhưng những công dân trong nhà nước ấy phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo các luật nhà nước ban hành. Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định đảm bảo quyền con người cho mỗi người dân Việt Nam. Một tổ chức phi chính phủ hay một quốc gia dù lớn mạnh cỡ nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét về tình hình tự do, nhân quyền một cách thiếu trách nhiệm. Nhân dân Việt Nam đã và đang được sống trong một đất nước tự do, trong đó, những quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. Cho nên mọi sự đánh giá từ các tổ chức quốc tế tự xưng về nhân quyền hay các thế lực từ bên ngoài không làm thay đổi được tình hình ở Việt Nam, bởi chỉ có người dân sống trên Tổ quốc này mới cảm nhận rõ những gì tốt đẹp mà họ đang thụ hưởng.

Nếu muốn đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, xin mời hãy đến Việt Nam để được thấy hình ảnh người dân được tự do đi lại, sử dụng intenet, hay các vị Đại sứ thuộc phái đoàn EU tại Hà Nội và các nước thành viên Anh, Pháp, Romania... đã cùng đi mua hoa đào, đón Tết Bính Thân năm 2016 ở Việt Nam, Thủ tướng Úc ngồi ăn bánh mì ở vỉa hè khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017 ở Đà Nẵng. Hay những người nước ngoài đến Việt Nam dù màu da nào cũng đều được tiếp đón một cách nồng hậu không phải lo sợ bị phân biệt chủng tộc hay bị hành hung vô cớ như ở một số quốc gia nào đó./.

TỔ CHỨC VIỆT TÂN VÀ ĐÀI Á CHÂU TỰ DO (RFA) LẠI XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 

TỔ CHỨC VIỆT TÂN VÀ ĐÀI Á CHÂU TỰ DO (RFA) LẠI XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Vấn đề tôn giáo tại Việt Nam luôn là vấn đề nhạy cảm, nhận được nhiều sự “quan tâm” của của các thế lực thù địch hòng lợi dụng xuyên tạc để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Gần đây, Tổ chức “Việt Tân” và RFA ( Đài Á Châu Tự do) đăng tải thông tin cho rằng một gia đình đồng bào dân tộc Mông gồm 13 người ở xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã bị “đàn áp khắc nghiệt” của chính quyền vì “lý do tôn giáo”. Cụ thể, các tổ chức này cho rằng: “Gia đình của ông Xồng Bá Thông (sinh năm 1996) là người sắc tộc H’mong, vì theo đạo Tin Lành mà chính quyền địa phương gẫy khó dễ rồi trục xuất cả gia đình ông. Ông Thông làm đơn xin gia nhập Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc), và đã được chấp thuận trở thành thành viên hồi Tháng Tư, 2022. Tuy nhiên thay vì thừa nhận và để yên cho gia đình ông Thông theo đạo, chính quyền địa phương lại tăng cường gây sức ép để bắt họ từ bỏ niềm tin tôn giáo”.

TỔ CHỨC VIỆT TÂN VÀ ĐÀI Á CHÂU TỰ DO (RFA) LẠI XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAMa

Tuy nhiên, các tổ chức này đã cố tình gán ghép các tình tiết sai sự thật, làm thay đổi bản chất việc làm của chính quyền xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Có đôi điều tác giả muốn trao đổi với quý độc giả như sau:

Thứ nhất, gia đình ông Xồng Bá Thông cùng một số người Mông trên địa bàn xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo trên địa bàn theo quy định pháp luật. Trong khi đó, thủ tục đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cấp xã bao gồm các bước sau:

Bước 1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi bản đăng ký đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định), cụ thể như sau:

+ Buổi sáng: Từ 7 giờ đến 11 giờ.

+ Buổi chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.

Công chức tiếp nhận hồ sơ xem xét:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì tiếp nhận, viết giấy hẹn và chuyển hồ sơ đến Công chức Văn phòng - Thống kê xử lý.

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung một lần đầy đủ theo đúng quy định.

Bước 2. Công chức Văn phòng - Thống kê thẩm định hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã theo quy định.

Bước 3. Khi có văn bản chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xă, Công chức Văn phòng – Thống kê nhận và chuyển bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Trường hợp không chấp thuận, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 4. Trả kết quả

Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo liên hệ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân cấp xã để nhận kết quả.

Thứ haicấp ủy, chính quyền địa phương đã tiến hành tuyên truyền, vận động, giải thích các quy định của pháp luật; hướng dẫn số đồng bào dân tộc Mông muốn theo đạo Tin lành làm đơn gửi chính quyền các cấp để được hỗ trợ, tạo điều kiện và hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Do đó, không có việc chính quyền địa phương cấm hay gây sức ép để người dân bỏ đạo như những gì mà “Việt Tân” hay RFA đã đăng tải.

Như vậy, mọi sự xuyên tạc, vu cáo của Việt Tân và RFA về sự việc này là rõ ràng, không có chuyện trục xuất hay đàn áp tôn giáo ở đây, tính dân chủ, quyền tự do tôn giáo đã được luật quy định đảm bảo công bằng, thuận lợi cho mọi người dân, tổ chức, được chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện đến quần chúng, giáo dân, tại sao đại đa số quần chúng giáo dân làm được mà một vài người không làm được? phải chăng là không muốn làm hay cố tình gây ra những mâu thuẫn, phức tạp trong câu chuyện đăng kí sinh hoạt tôn giáo?

Thời gian qua, với sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, cùng sự góp mặt của những người có uy tín, chức sắc trong các tôn giáo, đời sống vật chất, tinh thân của đồng bào tôn giáo ngày càng được nâng cao. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo đã đem lại sự thay đổi căn bản trong đời sống của đồng bào. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay có khoảng 2,8 triệu người dân tộc thiểu số theo các tôn giáo (chiếm khoảng 20% dân số người dân tộc thiểu số) với 16 tôn giáo được Nhà nước cấp phép hoạt động và 10.239 cơ sở sinh hoạt.

Là một quyền cơ bản của con người, song quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tuyệt đối mà khi hưởng thụ quyền này, chủ thể quyền đồng thời phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác và phù hợp với đạo đức xã hội, dân tộc, sức khỏe của cộng đồng.

Người dân, đặc biệt là tín đồ tôn giáo không nên nóng vội khi tiếp cận những thông tin không chính thống, sai lệch trên không gian mạng mà cần bình tĩnh, thông tin phải có sự kiểm chứng của cơ quan chức năng rồi mới đăng tải, chia sẻ bài viết trên không gian mạng.

NHẠC SĨ TUẤN KHANH VÀ NHỮNG LỜI LẼ NGÔNG CUỒNG

 

NHẠC SĨ TUẤN KHANH VÀ NHỮNG LỜI LẼ NGÔNG CUỒNG

Khi trả lời phỏng vấn Đài Á Châu tự do (RFA) chắc là IDOL của “nhạc sĩ” Tuấn Khanh thường xuyên có những phát ngôn thiếu chuẩn mực chĩa mũi vào phía Việt Nam, nhất là với các đồng chí lãnh đạo nhà nước ta.

Nhắc đến nhạc sĩ Tuấn Khanh chúng ta đều biết đến những sản phẩm âm nhạc gây tiếng vang trong giới âm nhạc Việt Nam từ giai đoạn đầu thế kỷ 21, cùng chính vì thế nhạc sĩ còn từng được mời tham dự nhiều chương trình lớn về âm nhạc như: Sao Mai điểm hẹn, Việt Nam idol…

Tuy nhiên, ở bên kia sườn dốc, có lẽ nhạc sĩ Tuấn Khanh khó tìm được chỗ đứng trong làng giải trí, âm nhạc nên lâu nay chúng ta thấy rất ít khi nhạc sĩ này xuất hiện trên màn ảnh nhỏ và cũng thật ít những tác phẩm âm nhạc khiến cho người hâm mộ phải trầm trồ khen ngợi.


Bài viết trên trang VOA Tiếng Việt

Mặc dù nổi tiếng là thế nhưng nhạc sĩ Tuấn Khanh bỗng dưng trượt dài trên con đường nghệ thuật của mình. Nghe theo những lời dụ dỗ của các đối tượng xấu, với bản chất của kẻ bất tuân kỉ luật, bất tuân luật pháp, Tuấn Khanh bị đuổi việc do không chấp hành kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp bị tha hóa khiến cho tư tưởng và lối sống tự do, tùy tiện quá mức.

Từ đó, Tuấn Khanh trở nên bất mãn xã hội và thường xuyên có các phát biểu gây bức xúc trong dư luận trên mạng xã hội. Chính vì thế nhạc sĩ này đã sớm lọt vào mắt xanh của các đài như BBC, RFA, RFI… Họ đã lợi dụng danh tiếng là nhạc sĩ đã từng có thời gian nổi tiếng trong nước nên Tuấn Khanh để thu hút sự chú ý của dư luận và thật tiếc rằng trên các trang báo điện tử thiếu thiện chí với Việt Nam như trên lại càng có nhiều bài phỏng vấn của vị nhạc sĩ này với các nội dung nói xấu chế độ và nhà nước, bôi nhọ các vị lãnh đạo.

Điển hình như bài phỏng vấn của Tuấn Khanh trên báo RFA với nội dung phê phán, bôi nhọ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách lố bịch. Té nước theo mưa trò bôi lem lãnh đạo Việt Nam của Nguyễn Văn Đài, Tuấn Khanh tiếp tục lấy vấn đề dịch bệnh Covid 19 để nói xấy, hạ uy tín TBT Nguyễn Phú Trọng, thậm chí Tuấn Khanh còn cho rằng “Bản thân ông Trọng không xứng đáng trong việc lãnh đạo đất nước”.

Đây là lời một nhạc sĩ biến chất, chẳng có tư chất, am hiểu gì về chính trị. Cụ Tổng Trọng có xứng hay không thì nhìn về 3 nhiệm kỳ lãnh đạo của ông là quá rõ.

Còn về hậu quả từ đại dịch Covid 19, chúng ta không thể phủ nhận những hệ lụy từ đại dịch, nhưng nếu về đường lối chống dịch thì rõ ràng Ban Bí thư đã vạch ra đường lối chống dịch của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế và sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết....

Và việc để xảy ra những hậu quả đáng tiếc, một phần khách quan là do công tác lãnh đạo ở địa phương, các chuyên gia như ở TP.HCM chưa đánh giá đúng tính chất của nó khi lần đầu đối diện với một đại dịch toàn cầu khủng khiếp như vậy, mặt khác một phần do ý thức chống dịch từ chính người dân, chưa chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch... nên mới dẫn tới những hậu quả không đáng có.

Thế nên, nhạc sĩ Tuấn Khanh, anh còn khỏe khoắn như ngày nay khi mà thời kỳ dịch bệnh căng thẳng ở TP.Hồ Chí Minh đã qua đi là điều may mắn với anh và gia đình rồi. Nên đừng hồ đồ, nhận mấy đồng bạc lẻ của RFA để xuyên tạc trắng trợn như vậy.

Qua đây, cũng cho thấy RFA cũng chẳng tốt đẹp gì khi phỏng vấn một nhạc sĩ thất thế, biến chất để bàn về vấn đề chính trị. Rõ ràng, họ đang vạch áo cho người xem lưng cho thấy uy tín thấp kém, không mời được các chuyên gia về chính trị để bàn sâu về các vấn đề nêu trên mà phải cậy nhờ một nhạc sĩ chẳng có chút hiểu biết, kiến thức sâu về chính trị, xã hội.

NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VẪN CÒN TỒN TẠI Ở CÁC NƯỚC ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NỀN VĂN MINH BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

 

NẠN PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC VẪN CÒN TỒN TẠI Ở CÁC NƯỚC ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NỀN VĂN MINH BẬC NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

Tình trạng phân biệt chủng tộc luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ, càng rõ ràng hơn với những người da màu, những người Mỹ gốc Phi. Vào những ngày cuối tháng 3, dư luận đặc biệt chú ý tới phiên tòa xét xử cựu cảnh sát được cho là đã gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5/2020. Vụ George Floyd đúng hơn là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ.

Người biểu tình mang theo ảnh George Floyd

Có thể nói, nước Mỹ là quốc gia đa sắc tộc, gồm cả da trắng, da màu, da đỏ (American Indian - thường gọi là người Anh-điêng), người gốc Á da vàng, chưa kể một tỷ lệ lớn người Mỹ Latinh. Thế nhưng, luật bất thành văn, màu da vẫn là một tiêu chí để nhìn nhận, đánh giá một con người ở đây bởi nước Mỹ vốn là đất nước được biết đến một phần vì lịch sử gắn với nạn phân biệt chủng tộc.

Mới đây, một tay súng đã xả súng tại một siêu thị khiến ít nhất 10 người thiệt mạng ở thị trấn Buffalo thuộc bang New York, Mỹ, ngày 14/5/2022. Kẻ gây án đã bị bắt giữ. Giới chức địa phương cho biết tay súng đã khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 3 người bị thương trước khi bị bắt giữ. 4 trong số các nạn nhân là nhân viên siêu thị, số còn lại là khách hàng. Đây được cho là một tội ác hận thù và bị kích động bởi chủ nghĩa cực đoan bạo lực liên quan tới sắc tộc. 11 nạn nhân là người da màu và 2 nạn nhân là người da trắng. Vụ tấn công được thực hiện ở khu dân cư của người da màu và chỉ cách trung tâm của thị trấn Buffalo vài km.

Những người da trắng hay những người da màu đều không có tội, họ đều là những con người có quyền sống, có quyền được đấu tranh để đòi quyền lợi cho chính mình và cho cộng đồng nhưng không ai muốn có chiến tranh nổ ra, không muốn phải chứng kiến những cảnh mất mát đau thương. Mọi người có quyền bình đẳng như nhau, pháp luật công minh, ai gây tội sẽ bị trừng trị, không phân biệt giai cấp, màu da. Căng thẳng trong xã hội Mỹ và các nước Phương Tây những ngày này cho thấy phân biệt chủng tộc vẫn còn là một nỗi ám ảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đeo bám nước Mỹ để rồi dễ dàng bùng nổ mỗi khi có “mồi lửa nhỏ”. Cái chết oan của những người da màu chứng tỏ nạn phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại ở nước Mỹ, đồng thời mối quan hệ căng thẳng xưa nay trong xã hội Mỹ giữa các cộng đồng dân cư với lực lượng thực thi công vụ luôn sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào.

Ở Việt Nam lại khác, không hề có sự phân biệt chủng tộc tại quốc gia này. Người nước ngoài đến Việt Nam, bất kể là người da trắng và người da màu đều được đối xử một cách công bằng. Thậm trí, Việt Nam còn có những hoạt động thiết thực dùng sức người, sức của, giúp đỡ các nước nghèo ở châu Phi - điều mà Mỹ và một số quốc gia được gọi là “có văn minh” chưa làm được.

Vì bất cứ lý do nào thì cũng phải thừa nhận rằng, kỳ thị chủng tộc và tình trạng phân biệt vẫn là căn bệnh trầm kha của nước Mỹ và nhiều nước Phương Tây, một khi tâm lý “da trắng thượng đẳng” còn tồn tại và cuộc sống của cộng đồng gốc Phi ở “xứ cờ hoa” chưa được cải thiện.