Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2022

VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN, MỘT CÂU CHUYỆN MUÔN THỦA

 

VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN, MỘT CÂU CHUYỆN MUÔN THỦA

“Việt Nam lấy làm tiếc vì báo cáo của Nghị viện châu Âu (EP) có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 24/6/2022 đã khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của EP về công tác hỗ trợ những nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới. Đây là tiếp tục là những nội dung quen thuộc mà Nghị viện châu Âu hay chính giới một số nước phương Tây và một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí chống phá Việt Nam đưa ra để xuyên tạc về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN, MỘT CÂU CHUYỆN MUÔN THỦA

Ảnh: Vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, một câu chuyện muôn thủa

Có thể nói, quyền con người không có gì xa lạ trên đất nước Việt Nam. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, quyền con người luôn là mục tiêu nhất quán, xuyên suốt. Các Cương lĩnh của Đảng, từ Chánh cương vắn tắt (năm 1930) cho đến Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội XI (năm 2011) đều xem quyền con người là một mục tiêu phấn đấu của Đảng. Hiến pháp nước ta, từ Hiến pháp đầu tiên - năm 1946, đến Hiến pháp năm 2013, quyền con người và quyền công dân đều được tôn trọng và bảo đảm. Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Theo đó, tất cả quyền con người, từ quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được hiến định minh bạch và tương thích với Công ước quốc tế về quyền con người. Ở nước ta, quyền con người đã được luật hóa trong Hiến pháp năm 2013 và nhiều đạo luật. Trên lĩnh vực thông tin truyền thông, Quốc hội nước ta đã sửa chữa, ban hành nhiều bộ luật, như: Luật Báo chí sửa đổi (2016); Luật Tiếp cận thông tin (2013); Luật An ninh mạng (2018); Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (2018), v.v. Những quy định của các văn kiện pháp luật này, một mặt, bảo đảm quyền cho người sử dụng thông tin, mạng xã hội và trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan; mặt khác, nhằm ngăn chặn những kẻ xấu lợi dụng môi trường thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích của người khác.

Quyền tự do, quyền làm chủ của người dân ở Việt Nam còn được thể hiện thông qua viêc mạng internet, mạng điện tử nói chung, mạng xã hội nói riêng đã phát triển rất nhanh chóng, bất cứ ai nếu có kiến thức và kỹ năng nhất định đều có thể trở thành “cư dân” thế giới ảo - hệ sinh thái số. Ở đó, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mình cần (cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt) trên các ứng dụng. Được biết hiện nay, gần 70% dân số sử dụng internet trung bình 7 tiếng truy cập mỗi ngày/người với giá dịch vụ rẻ nhất thế giới. Không ít không gian cộng cộng ở Việt Nam khi có sự kiện chính trị, lịch sử lớn còn được cung cấp Wifi miễn phí. Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến năm 2018, đã có 58 triệu người dùng mạng Facebook, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017. Cho đến nay, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất.

Bảo đảm “dân chủ,nhân quyền” là mục tiêu chung, bao trùm mà nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới theo đuổi mãi mãi. Tuy nhiên, muốn bảo đảm dân chủ, nhân quyền thì phải có nguyên tắc rõ ràng. Nguyên tắc đầu tiên là mỗi nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm nhân quyền ở quốc gia của mình nhưng những công dân trong nhà nước ấy phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo các luật nhà nước ban hành. Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định đảm bảo quyền con người cho mỗi người dân Việt Nam. Một tổ chức phi chính phủ hay một quốc gia dù lớn mạnh cỡ nào cũng không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét về tình hình tự do, nhân quyền một cách thiếu trách nhiệm. Nhân dân Việt Nam đã và đang được sống trong một đất nước tự do, trong đó, những quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. Cho nên mọi sự đánh giá từ các tổ chức quốc tế tự xưng về nhân quyền hay các thế lực từ bên ngoài không làm thay đổi được tình hình ở Việt Nam, bởi chỉ có người dân sống trên Tổ quốc này mới cảm nhận rõ những gì tốt đẹp mà họ đang thụ hưởng.

Nếu muốn đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, xin mời hãy đến Việt Nam để được thấy hình ảnh người dân được tự do đi lại, sử dụng intenet, hay các vị Đại sứ thuộc phái đoàn EU tại Hà Nội và các nước thành viên Anh, Pháp, Romania... đã cùng đi mua hoa đào, đón Tết Bính Thân năm 2016 ở Việt Nam, Thủ tướng Úc ngồi ăn bánh mì ở vỉa hè khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC năm 2017 ở Đà Nẵng. Hay những người nước ngoài đến Việt Nam dù màu da nào cũng đều được tiếp đón một cách nồng hậu không phải lo sợ bị phân biệt chủng tộc hay bị hành hung vô cớ như ở một số quốc gia nào đó./.

Không có nhận xét nào: