Trên trang “Doithoaionline”, Nguyễn Huyền đăng bài “Cẩn trọng khi hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng”, và cho rằng “Đảng kêu gọi sự chung sức của các tổ chức phản biện xã hội dân sự”, chúng ta có thể khẳng định rằng luận điểm đó hoàn toàn sai trái.
Mọi người cần phải hiểu rằng: Mục đích phản biện xã hội là thu được sự nhận xét, đánh giá, chính kiến khẳng định những nội dung đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án, đề án, đồng thời phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ và tăng cường đồng thuận xã hội.
Để phát huy tốt vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong phản biện xã hội, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội”. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 đã cụ thể hóa quyền hiến định nói trên của Hiến pháp năm 2013 thành một chương riêng (Chương VI – Hoạt động phản biện xã hội) với 5 điều để quy định về hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và đến ngày 15-6-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN, quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: “Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội… Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
Đó là những văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước, không chỉ tạo lập cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai thực hiện công tác phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mà còn khẳng định phản biện xã hội là hoạt động cơ bản, quan trọng hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần vào thành công chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, công tác phản biện xã hội trong nhiều năm qua đã trở thành hoạt động thường xuyên, trọng tâm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hoạt động phản biện xã hội đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật, các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các địa phương.
Trước luận điệu sai trái, cố ý suy diễn phản biện xã hội thành “phản biện xã hội dân sự” nhằm lợi dụng phản biện xã hội để thúc đẩy, hướng lái người dân hình thành tâm lý chống đối, phản kháng với chính quyền; hoặc dưới danh nghĩa phản biện xã hội, đóng góp ý kiến, để công khai các luận điệu xuyên tạc, công kích, chống phá chính quyền, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, mỗi người dân cần phải nâng cao cảnh giác, nhận biết rõ âm mưu, thủ đoạn của Nguyễn Huyền và đồng bọn. Chúng ta cũng cần tìm hiểu đầy đủ các các quy định về phản biện xã hội đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước để đập tan mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét