Thứ Tư, 11 tháng 10, 2023

NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRONG ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh cống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt. Trong các văn kiện đại hội Đảng ở thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) của Đảng đã xác định “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một trong bốn nguy cơ. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”. Đại hội IX của Đảng khẳng định phải “Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch”. Với tinh thần đó, Đại hội X của Đảng đã yêu cầu “chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của kẻ thù và các thế lực thù địch” trong nước và ngoài nước.
           Tuy nhiên, việc đấu tranh phản bác các thông tin giả, xấu độc, sai sự thật trên không gian mạng ở một số cán bộ, giảng viên cơ sở chưa thật sự chủ động, chưa thường xuyên, còn lơ là, thiếu sót, thiếu tính tự giác dễ dẫn đến bị kẻ xấu lợi dụng, kích động nhưng chưa được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời; kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin chưa thành thạo, nhiều cán bộ, giảng viên chưa biết cách vào các trang mạng xã hội để bình luận phản bác những luận điệu xuyên tạc… nên chưa tạo được sự chú ý rộng rãi và sức lan tỏa đối với cộng đồng.

Một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giảng viên trong đấu tranh phòng, chống hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng

Hơn ai hết mỗi cán bộ, giảng viên cần ra sức nêu gương trong đời sống xã hội cũng như trên mạng xã hội. Khi tham gia mạng xã hội, mọi cán bộ, giảng viên cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi phát ngôn, chia sẻ thông tin. Đó cũng là cách thức duy nhất và thiết thực để phát huy vai trò, trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.
          Luôn chủ động nâng cao kiến thức xã hội về mọi mặt, nhằm xây dựng cho mình nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều hùa theo luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Đây là hiện tượng cần được lên án, phê phán, thậm chí xử lý nghiêm khắc.

Thường xuyên cập nhật và nắm vững quan điểm thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, mà trước hết và quan trọng nhất là hiểu rõ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài nhận thức những quan điểm sai trái được đưa trên các nền tảng mạng xã hội; mỗi cán bộ, công chức cần nhìn rõ các âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch mà chúng đã sử dụng thời gian vừa qua để cảnh giác và từ đó có những phản bác hiệu quả.

Chia sẻ, lan tỏa những thông tin, hình ảnh tốt đẹp về các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng, phê phán những cái xấu, biểu hiện lệch lạc, hướng tới thông điệp nhân văn. Đồng thời, cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không sử dụng ngôn ngữ lai căng, tục tĩu, cá biệt, có tính bạo lực; chỉ đăng, phát thông tin rõ nguồn gốc, đã được kiểm chứng. Đặc biệt, không được lập nhóm, hội để nói xấu, công kích lẫn nhau; không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân.

Mỗi cán bộ, giảng viên hãy tích cực chia sẻ những thông tin chính thống để cùng tuyên truyền vận động cộng đồng hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp; phải tỉnh táo, sáng suốt nhận biết thông tin nào là đúng, chính xác, thông tin nào là giả, bịa đặt, xuyên tạc nhằm tránh bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị sử dụng để lôi kéo, kích động người dân hướng theo ý đồ xấu độc của chúng; không tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật, nhằm tạo thành chuỗi dòng chảy thông tin tích cực lan tỏa trong cộng đồng, góp phần định hướng nhận thức, tạo sức đề kháng trước những thông tin xấu độc trên mạng xã hội hiện nay. Tích cực đấu tranh, phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng./.

Không có nhận xét nào: