Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Đồng Phụng Việt bịa đặt số liệu để nhào nặn, xuyên tạc, bóp méo sự thật

 

Quốc hội đang diễn ra kỳ thứ 6 nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024; Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và những nội dung quan trọng khác. Vậy mà trên mạng xã hội lại loan tải bài viết của Đồng Phụng Việt có cái title chơi chữ một cách láo xược, xúc phạm các đại biểu Quốc hội:“Đại biểu Quốc hội sẽ cuốc gì nữa?”. Cộng đồng mạng không lạ lẫm gì cái bút danh Đồng Phụng Việt, một kẻ chuyên hành nghề cop nhặt, bịa đặt, nhào nặn rồi lộng ngôn mỉa mai, công kích sai sự thật và rêu rao xuyên tạc, bôi nhọ về Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Đồng Phụng Việt lợi dụng thông tin trên Tờ Tuổi trẻ ngày 27/7/2023 về tình hình cắt giảm nhân sự ở Garmex Sài Gòn để suy diễn, quy chụp. Hiện tượng mà Báo Tuổi trẻ mô tả là đúng: Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn thành lập 1976 tiền thân là Liên hiệp các xí nghiệp May thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động chính của công ty này là sản xuất và xuất khẩu quần áo cao cấp theo market có sẵn. Sản phẩm chính bao gồm Jacket, quần áo trượt tuyết, quần áo thể thao, quần tây, áo phông, áo Polo…cho các thị trường chính Mỹ, EU… Pullover…Trong bối cảnh tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và các cuộc xung đột vũ trang Nga-Ukraine và Cuộc chiến giữa lực lượng vũ trang hồi giáo Hamas Palestine và quân đội Israel ở Dải Gaza vẫn đang tiếp diễn ác liệt. Ngành dệt may nói chung và Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn nói riêng phải đối mặt với khó khăn, thách thức do đơn hàng của các nước phương Tây sụt giảm. Tình trạng cắt giảm nhân sự của doanh nghiệp cũng là một lẽ tất nhiên trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên lợi dụng thông tin này, với bản chất một kẻ cô hội chính trị nên Đồng Phụng Việt lại lấy một trong những hiện tượng cá biệt để mô tả bức tranh kinh tế-xã hội Việt Nam xám ngoét khi gã viết: “Trong khi thất nghiệp tràn lan, tất cả các giới đều tuyệt vọng về tương lai, không những không đề ra được giải pháp nào để giúp dân chúng nói chung và doanh giới nói riêng sinh tồn, chính phủ còn liên tục dùng các chỉ số để… báo công đã thúc đẩy… tăng trưởng! Quốc hội – cơ quan giám sát cũng vậy!”.

Sự suy diễn này của Đồng Phụng Việt hoàn toàn không đúng. Trên thực tế,“9 tháng của năm 2023, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cơ bản là ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn cơ bản được đảm bảo. Tăng trưởng GDP quý III đạt 5, 33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%. Xuất nhập khẩu tăng dần qua các tháng, 9 tháng xuất siêu gần 22 tỷ USD. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được đảm bảo, thị trường lao động phục hồi tích cực. Thế giới đánh giá rất cao về kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và dự báo Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD tăng một bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới”. Không những suy diễn chủ quan, sai sự thật màĐồng Phụng Việt còn lèo lái dư luận khi cố bịa đặt, trích dẫn ra những thông tin không đúng: “Con số doanh nghiệp phá sản, tạm ngưng hoạt động vẫn tăng không ngừng. Chẳng riêng những doanh nghiệp sản xuất như Garmex Sài Gòn ngắc ngoải, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng điêu đứng”. Thực tế, đến tháng 10/2023 cả nước có 5.501 doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng kinh doanh có thời hạn; gần 5.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chờ giải thể nhưng lại có 183.600 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Cũng nói luôn cho Đồng Phụng Việt biết tình hình ngành dệt may 7 tháng đầu năm đơn hàng sụt giảm, nhưng từ tháng 8 đến nay và cuối năm đã và đang hồi phục, khởi sắc. Để phục hồi sản xuất, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã và đang xây dựng các nhóm giải pháp hỗ trợ toàn diện như gia hạn thời gian nộp thuế, tiền sử dụng đất; hạ lãi suất vay và điều kiện thực tế tiếp cận vốn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp, đây nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng; xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển dịch sản xuất theo hướng bền vững như các gói hỗ trợ thuế đối với doanh nghiệp xanh, gói tín dụng ưu đãi cho công trình sản xuất xanh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành dệt may, tăng tính liên kết để tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, minh bạch hóa các khâu phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu và nhà mua hàng. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, từ tháng 9 đến nay và khả năng cuối năm đã và đang xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, các đối tác từ châu Âu,  Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đã đến tìm hiểu sản xuất may mặc ngày càng tăng. Chắc chắn, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may nửa cuối năm 2023 tăng mạnh hơn so với nửa đầu năm 2023. Đồng Phụng Việt còn cố tình chọc ngoáy lung tung khi viện dẫn: “Thay vì thảo luận để xác định nguyên nhân khiến kinh tế – xã hội càng ngày càng bi đát, tìm kiếm giải pháp cải thiện tình hình, quốc hội tiếp tục dành thời gian để xem nên đặt tên cho loại giấy tờ tùy thân, giúp nhận dạng từng cá nhân”. Thật là buồn cho kẻ “ngáo đá” viết bừa, viết ẩu này. Ngày 1/4/2023, Chính phủ có Tờ trình Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), trong đó có chỉnh lý tên gọi từ “Luật Căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”. Việc thay đổi bỏ từ công dân, vì không cần thiết và để thống nhất với các loại giấy tờ khác của công dân cũng là chuyện bình thường trong quá trình hoàn thiện luật pháp của Việt Nam, bởi “Tính năng ưu việt của thẻ căn cước mới chính là tích hợp được nhiều thông tin của công dân, giúp người dân đi làm các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch khác chỉ cần mang theo duy nhất thẻ căn cước công dân có gắn chip…”. Đã không hiểu thì Đồng Phụng Việt còn bịa đặt một cách trắng trợn rằng: “Luật căn cước mới có hiệu lực thì người dân phải làm lại căn cước”.  Đồng Phụng Việt còn có chiêu trò bịa đặt con số thông kê để lòe bịp, tung ra những nhận xét rất chủ quan theo ý đồ cá nhân của mình bôi nhọ xã hội khi tự bịa ra rằng: “Kết quả  khảo sát về đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023” với nhiều số liệu mà bất kỳ ai có lương tri cũng choáng váng: Thu nhập của 75,5% người lao động không đủ sống và điều này buộc 53,7% phải cân nhắc về việc kết hôn, 72% phải cân nhắc về việc sinh con. Chỉ 37% đủ khả năng bảo đảm 100% nhu cầu học hành của con cái”. Rõ ràng những con số thống kê trên lấy tại thời điểm nào, ở đâu và khảo sát bao nhiêu người, độ chính xác cao hay thấp? và cuối cùng mục tiêu để làm gì… thì Đồng Phụng Việt đã cố tình lờ đi, gã chỉ nhằm mục đích duy nhất là để bôi nhọ chế độ, vẽ ra một bức tranh kinh tế-xã hội xám xịt. Gã trích dẫn: “Bà Phạm Thị Thu Lan – Viện phó Viện Công nhân và Công đoàn, một trong những nơi thực hiện cuộc khảo sát vừa đề cập, kể với báo giới: Rất nhiều người lao động bày tỏ mong muốn được làm nhiều giờ hơn”. Thực tế là ngày 8/8/2023, Ban Chính sách-Pháp luật phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) tổ chức Hội nghị công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương với 3.000 người được tham gia khảo sát trên 6 tỉnh thành (chủ yếu ở vùng 1) trong 6 tháng đầu năm 2023, với mục đích phục vụ cho Hội đồng Tiền lương quốc gia bàn về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. Mặt khác, cũng là để khuyến nghị các bộ ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo việc làm ổn định và thu nhập bền vững cho người lao động. Nhưng Đồng Phụng Việt lại lấy những con số trần trụi đó để nhận xét: “Thật đáng buồn khi nghe người lao động cho biết sau nhiều năm làm việc họ vẫn không thể tích lũy nên phải tìm việc làm thêm. Một đất nước có thu nhập trung bình mà người lao động vẫn phải sống như vậy thì theo chúng tôi đó là sự tồn tại hơn là cuộc sống có chất lượng” và vu khống trắng trợn rằng:“Tuy nhiên các ĐBQH – những cá nhân tự nhận là những người đại diện cho “ý chí, nguyện vọng của toàn dân” hoàn toàn không bận tâm”. Thủ đoạn cóp nhặt thông tin để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm kích động, lèo lái dư luận của Đồng Phụng Việt cũng không thể đánh lừa được ai. Gã phải nên nhớ rằng một đất nước, một xã hội như gã mô tả thì làm sao mà Việt Nam lại quan hệ ngoại giao được với 193 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quan hệ với các đối tác là cường quốc năm châu như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ cơ chứ? Những chiêu trò bẩn thỉu, những luận điệu xuyên tạc lạc điệu đó hoàn toàn vô tác dụng./.

Không có nhận xét nào: