Nhận thức đúng về việc xây dựng kênh đào Funan tại Campuchia
Kênh Funan có vai trò kết nối hệ thống Sông Mê Kông với biển, cho phép tàu thuyền tiếp cận để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và đi lại. Tổng chiều dài kênh là 180 km. Kênh rộng 100 mét ở thượng nguồn, 80 mét ở hạ lưu và có độ sâu khoảng 5,4 mét. Điều này có nghĩa là kênh sẽ có 2 làn đường vận chuyển và tàu có thể di chuyển từ cả hai phía.
Việt Nam và Campuchia vốn là những đối tác thương mại thân thiết trong khu vực: “về thương mại, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia tiếp tục giữ được đà tăng trưởng tích cực. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt 9,3 tỷ USD…”.
Ngoài ra, 2 nước luôn có sự đầu tư cho những dự án của nhau, cụ thể: “Việt Nam hiện có 188 dự án đầu tư sang Campuchia còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,846 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra nước ngoài; Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 64 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.”.
Điều đó cho thấy rằng, trong những năm gần đây, 2 nước đã đạt được kết quả tích cực trong hợp tác song phương. Cũng trong những năm 2019 – 2020, Campuchia và Việt nam đã thực hiện kí kết: Biên bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia; Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực xúc tiến thương mại. Đây là nền tảng vững chắc cho quan hệ thương mại song phương của hai nước.
Việc tích hợp kênh đào Funan với tuyến đường sắt xuyên Á có khả năng thúc đẩy Việt Nam thực hiện hoàn thiện các cơ sở vật chất, đảm bảo các quy định để xem xét mở một tuyến sang Việt Nam ở các tỉnh phía Nam. Tiêu biểu là thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm tài chính của miền Nam. Khi thực hiện được sự liên kết này, quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ được giảm thời gian và chi phí hơn, tạo điều kiện cho sự hợp tác ở biên giới giữa 2 quốc gia được nâng cao.
Khi thực hiện dự án kênh đào Funan, điều này sẽ giúp cho việc cảng biển của 2 nước phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, không chỉ phát triển về hệ thống vận chuyển, sự hợp tác cũng sẽ thúc đẩy hai nước hoạt động mạnh mẽ hơn về ngư nghiệp, khai thác khoáng sản. Việc phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ đến từ cả 2 nước sẽ tạo điều kiện cho người dân, nguồn lao động của hai quốc gia có những cơ hội việc làm đa dạng và tốt hơn. Từ những điểm sáng này, 2 nước sẽ có khả năng nhận được đầu tư từ các nước khác trong khu vực, tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng hơn.
Thời gian qua, lợi dụng vấn đề trên các thế lực thù địch đã đưa những thông tin sai lệch, nhằm kích động quần chúng nhân dân biểu tình ngăn cản Campuchia xây dựng dự án, gây chia rẽ mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam- Campuchia, Việt Nam- Trung Quốc. Do những toan tính chiến lược, chúng không hề muốn mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, nhất là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng tốt đẹp. Vì thế, chúng ra sức tìm mọi cách chống phá, hòng chia rẽ sự đoàn kết, phá vỡ quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống của nước ta.
Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, nắm bắt những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, hình thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị nhất là khi chúng là những kẻ thù giấu mặt, cơ hội chính trị, lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, nhận thức rõ đây là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài, không chỉ là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hai là, có nhận thức đúng đắn quan điểm của Đảng ta về giữ vững và tăng cường mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, hợp tác với Lào, Campuchia và Trung Quốc và phương châm ngoại giao “cây tre” của Đảng và nhà nước ta. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nhận thức rõ thực chất, tầm quan trọng của mối quan hệ láng giềng, đồng thời cảnh giác với mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch. Ngoại giao nhân dân là một trong ba kênh đối ngoại quan trọng, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng.
Ba là, đặc biệt coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả. Đa dạng hóa nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực và mỗi tầng lớp nhân dân.
Bốn là, tăng cường các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để phát hiện sớm, ngăn chặn tận “gốc” nguồn phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn các trang mạng độc hại.
Năm là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu để định hình, thiết lập hệ thống luận cứ, luận điểm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chú ý nhận diện những vấn đề mà các thế lực thù địch tập trung chống phá để xây dựng luận cứ khoa học thuyết phục, phục vụ và trực tiếp đấu tranh phản bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét