Thầy bói mù HRW lại bày trò “xem voi” về nhân quyền tại Việt Nam. Lâu nay, mỗi phát ngôn của ông Phil Roberston – Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW về Việt Nam nhanh chóng được các đài báo, trang tin chống phá khai thác triệt để nhằm bôi lem tình hình nhân quyền Việt Nam. Chẳng hạn phát ngôn mới đây của ông ta: “Sự vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của Chính quyền Việt Nam, còn trở nên nghiêm trọng hơn vì Việt Nam hiện đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc” được Việt tân giật tít, tung hứng như thể đây là bằng chứng, “thánh phán” phủ nhận uy tín, vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 của Việt Nam vậy.
Trái ngược với quy kết, phán xét quy chụp, hồ đồ của Phil Roberston, ngày từ khi ra đời, thậm chí trong tình cảnh phải kháng chiến trường kỳ chống xâm lược, Việt Nam đã tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế về nhân quyền. Năm 1957, Việt Nam tham gia 4 Công ước Giơ-ne-vơ của Luật Nhân đạo quốc tế. Sau chiến tranh, Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng nhất về quyền con người, như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế – xã hội và văn hóa, ký ngày 24-9-1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, ký ngày 18-12-1982; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, ký ngày 19-3-1982; Công ước về quyền trẻ em, ký ngày 20-2-1990; Công ước về quyền của người khuyết tật, ký ngày 22-10-2007… Những công ước này đều được luật hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bất chấp khó khăn sau chiến tranh, bịbao vậy cấm vận, nhưng Việt Nam vẫn nỗ lực và đạt những thành quả to lớn của đất nước và việc thực thi các quyền dân sự, chính trị đến các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả nổi bật; đời sống của người dân ngày càng được nâng lên; chất lượng an sinh xã hội ngày càng được nâng cao; diện bao phủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp không ngừng được mở rộng; quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân được phát huy; các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bình đẳng của các dân tộc, quyền sống, được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và cư trú… được thúc đẩy và ngày càng tốt hơn.
Việt Nam cũng tích cực tham gia đối thoại về quyền con người với nhiều quốc gia, như: Mỹ, Ô-xtrây-li-a, Thụy Sỹ và Liên minh Châu Âu (EU)… nhằm trao đổi quan điểm, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, hướng tới nâng cao hơn sự hưởng thụ quyền của người dân ở mỗi quốc gia. Việt Nam đã trình và bảo vệ thành công tất cả các báo cáo quốc gia liên quan công ước quốc tế về quyền con người. Những thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Trong những năm qua, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhờ đó Việt Nam đã nhận được sự tín nhiệm cao và trở thành một trong 14 thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trong hai nhiệm kỳ 2014 – 2016 và 2023 – 2025.
Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực trên cương vị là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc như chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN. Cụ thể, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, đồng thời phối hợp với Brazil và Gavi, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng, chủ trì Tọa đàm quốc tế về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã cùng Ấn Độ đồng bảo trợ và tổ chức tọa đàm quốc tế về “75 năm Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và 30 năm Chương trình hành động Vienna: Triển khai quyền phát triển nhằm bảo đảm quyền con người và Chương trình nghị sự 2030”….
Tất cả những điều trên là minh chứng rõ nét, chân thực nhất để khẳng định về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. HRW, không còn gì xa lạ, là một tổ chức đội lốt bảo vệ nhân quyền. Các luận điệu vu cáo của HRW ngày càng tùy tiện, không chỉ thể hiện qua phát ngôn của đại diện tổ chức này mà còn thể hiện qua các báo cáo, thông cáo báo chí. Tiền thân của Tổ chức theo dõi nhân quyền HRW là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích “giám sát” Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này. Do bị chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động nên dễ hiểu là các phúc trình về nhân quyền của tổ chức này thường sai sự thật, thiên vị, mang màu sắc chính trị và chủ quan áp đặt, do đó các cáo buộc của HRW gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, tổ chức này đã bị rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Thái Lan, Cuba, Triều Tiên, Sri Lanka, Syria… thậm chí cả Đức chỉ trích, phản đối vì đã can thiệp làm phức tạp tình hình. Không chỉ thế, Bộ Truyền thông và Thông tin của Thái Lan đã thẳng tay ra lệnh cấm trang mạng của tổ chức này.
Với nước ta, thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam mà HRW đưa ra chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác từ Internet và từ các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn hằng ngày gieo rắc tin tức thất thiệt, xuyên tạc đường lối, chính sách đúng đắn về bảo đảm quyền con người của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Nhân quyền của người Việt phải thể hiện qua hành động chăm lo đời sống vật chất, an sinh xã hội, phát triển hạnh phúc của Nhân dân chứ không phải là những phát biểu vô căn cứ như thành viên HRW nói trên. Bởi vậy, dễ hiểu khi dân mạng cho rằng, ông ta phán về nhân quyền Việt Nam hệt như “thày bói mù xem voi”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét