Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 với chủ đề: “Phát huy vai trò tiên phong xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng Cộng sản Việt Nam” diễn ra tại Hà nội từ ngày 19 đến ngày 23/12/2023 đã kết thúc tốt đẹp. Hóng hớt được những thông tin trong quá trình diễn ra Hội nghị, ngày 24/12/2023, trên trang mạng xã hội đã loan tải bài viết với cái title: “Nhân hội nghị ngành lần thứ 32, bàn về ‘Ngoại giao cây tre Việt Nam” của Blogger Trần Hiếu Chân để xuyên tạc, công kích chính sách ngoại giao của Việt Nam.
Ngay mở đầu bài viết đã thấy Trần Hiếu Chân đã lồng lộn, tức tưởi trước những thành tựu mang ý nghĩa lịch sử của Ngoại giao Việt Nam, bằng thái độ hỗn xược và thủ đoạn xuyên tạc trắng trợn bậy bạ rằng: “Não trạng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về ‘Ngoại giao cây tre’ vẫn là từ thời Chiến tranh Lạnh. Dư luận quốc tế có lý do để quan ngại, sau khi Việt Nam chấp thuận ‘chung vận mệnh’ với Trung Quốc, liệu Hà Nội có tối đa hóa được hệ thống ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với Mỹ và thế giới dân chủ?”. Việt Nam, Trung Quốc ký kết 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Các văn bản hợp tác kỳ này chia làm 4 lĩnh vực: Chính trị-đối ngoại; giữa các Ban Đảng -Bộ Ngoại giao; An ninh-Quốc phòng về phòng chống tội phạm, hợp tác trên biển; lĩnh vực tư pháp; lĩnh vực ở các cấp chính phủ, cấp Bộ và cơ quan. Và các văn bản ghi nhớ thỏa thuận, cùng các kế hoạch, hiệp định, nghị định thư, chương trình hợp tác không có cụm từ “Cộng đồng chung vận mệnh” nên câu viết “sau khi Việt Nam chấp thuận ‘chung vận mệnh’ với Trung Quốc, liệu Hà Nội có tối đa hóa được hệ thống ‘đối tác chiến lược toàn diện’ với Mỹ và thế giới dân chủ?”chỉ là đoán mò, áp đặt, như gã viết trở nên vô nghĩa.
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn biết rằng: “Khái niệm mô hình “Cộng đồng chung vận mệnh” có 3 mức độ song phương, khu vực và toàn cầu và sáng kiến “Vành đai con đường” (BRI) là trụ cột chính của ý tưởng “Cộng đồng chung vận mệnh” được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ khi mới lên nắm quyền”. Đến nay, cũng có một số nước tham gia như Lào, Thái Lan, Campuchia… một số nước khác trong khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, hiện vẫn chưa tham gia. Nhiều lần, trong các cuộc gặp song phương cấp cao với Việt Nam, phía Trung Quốc có đề cập đến cụm từ này mong muốn Việt Nam gia nhập. Tuy nhiên Việt Nam thừa hiểu điều đó nên phải cân nhắc, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển, hai bên cùng có lợi, đây là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc lựa chọn. Công tác đối ngoại hiện nay của Việt Nam là “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng phù hợp với luật pháp quốc tế. Luôn luôn kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại”. Đó chính là “ngoại giao cây tre” trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đã khẳng định: “hai bên nhất trí xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc” có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Bài trả lời phỏng vấn của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và ngay cả bài của Tổng Bí thư-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi báo Nhân Dân, cũng đều khẳng định: Từ việc coi trọng cao độ quan hệ giữa hai Đảng, hai nước với những thành tựu của quan hệ đối tác “Hợp tác Chiến lược Toàn diện” trong 15 năm qua và trước những yêu cầu mới, hai bên nhất trí xây dựng “Cộng đồng Chia sẻ Tương lai Việt Nam-Trung Quốc” có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế, trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình”.
Do “non nớt về chính trị”và cả về công tác đối ngoại cũng như yếu kém về kỹ năng đọc hiểu Tiếng Việt, nên Trần Hiếu Chân mới viết: “Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, khai mạc ngày 19/12, dài 4.646 chữ. Độ dài này tuy chỉ bằng một nửa so với bản Tuyên bố Việt – Trung ngày 13/12/2023, nhưng cũng đủ để người đọc khó nắm bắt được nội dung chính”. Thực tế thì toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 đã được đăng tải đầy đủ, rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã non kém, đọc không hiểu văn bản nhưng Trần Hiếu Chân còn vu khống, “gắp lửa bỏ tay người”, giọng điệu ỡm ờ: “Phải chăng vì hiện nay cả trong lẫn ngoài ĐCS đang có nhiều đánh giá khác nhau về cục diện quốc tế cũng như chủ trương đối ngoại?”. Trần Hiếu Chân cần biết rằng, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam rất rõ ràng: “Thế giới đang đứng trước bước ngoặt sang cục diện mới, đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc, công tác đối ngoại của Việt Nam cần bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, phát huy mạnh mẽ bản sắc ngoại giao riêng “cây tre Việt Nam” kiên định về nguyên tắc nhưng uyển chuyển về sách lược để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia-dân tộc”. Cái trò hề của Trần Hiếu Chân là ở chỗ đã kém về trình độ, viết bừa, viết ẩu lại hay săm soi, đánh giá, nói xấu người khác, bịa đặt vô căn cứ với thái độ xấc xược.
Trần Hiếu Chân có biết rằng, những năm qua trên cơ sở chủ trương của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột đó là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được đề ra tại Đại hội XIII và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 34-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó đối ngoại Đảng đóng vai trò nòng cốt, định hướng chiến lược, chủ trương đường lối đối ngoại, phát triển quan hệ tốt đẹp với các chính đảng, góp phần xây dựng củng cố nền tảng chính trị, tạo thuận lợi cho quan hệ của Việt Nam với các nước và các đối tác, góp phần tăng cường cho quan hệ song phương với các nước, nâng cao vị thế của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế. Xin hỏi lại Trần Hiếu Chân và cả vị GS Alex Vuving từ Hoa Kỳ nào đó mà gã tôn thờ rằng nếu “ngoại giao cây tre không thể áp dụng được trong giai đoạn này” thì tại sao Việt Nam quan hệ đối ngoại được với 193 nước trong đó có 6 quốc gia hàng đầu trên thế giới có quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện” đó là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc Hoa Kỳ và Nhật Bản? Và xin hỏi Trần Hiếu Chân rằng có nước nào trên thế giới này làm được như Việt Nam trong năm 2023 cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Tập Cận Bình đều thăm chính thức cấp nhà nước, ký kết các văn kiện thỏa thuận quan trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam không? Một trong những dấu ấn nổi bật nhất năm 2023 đó là Công tác đối ngoại của Việt Nam không chỉ trong nước mà còn được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; bảo đảm cao nhất lợi ích của quốc gia-dân tộc.
Có thể khẳng định não trạng của Trần Hiếu Chân mới thật sự có vấn đề. Tấn trò hề “nói một đằng, làm một nẻo” của Trần Hiếu Chân cũng như những thành phần cơ hội chính trị, phản động luôn bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ sự thật hòng gây nghi ngờ trong dư luận để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nên khép lại. Mọi người cũng cần loại bỏ bài viết này ra khỏi không gian mạng để tránh bị nhiễu thông tin./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét