Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền của Việt Nam

 

Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền của Việt Nam

   - Ngày 12/01, VOA Tiếng Việt, đăng status: “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 11/01 cho biết Chính phủ Việt Nam trong năm 2023 đã đàn áp rộng rãi các quyền dân sự và chính trị căn bản, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc những người thách thức sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam”; đồng thời, rêu rao: “2023 là năm u ám về nhân quyền tại Việt Nam”. Đây vẫn là chiêu trò cũ rích của HRW nhằm xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Thực tiễn minh chứng: việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong những năm gần đây nói chung, trong năm 2023 nói riêng luôn là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam; điều đó, được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Để thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,... phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia.

Với nỗ lực của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, Việt Nam luôn là quốc gia tích cực thúc đẩy quyền con người ở trong nước và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Ngay từ năm 1977, khi vừa trở thành thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực, chủ động phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Các quyền chính trị, dân sự, dân chủ ở Việt Nam được bảo đảm đầy đủ, mọi công dân không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, nếu đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin, quyền tự do hội họp và lập hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng trong các cơ hội phát triển, quản lý nhà nước và xã hội giữa các dân tộc,… được thực hiện minh bạch trong thực tiễn và ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Cùng với đó, Nhà nước thường xuyên có các chương trình, mục tiêu quốc gia để hiện thực hóa các quyền của người dân về kinh tế, xã hội và văn hóa,… một cách hiệu quả. Trong năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế các nước trên thế giới chịu nhiều tác động mạnh và tiêu cực của sự xung đột quân sự, cạnh tranh địa chính trị, thiên tai, dịch bệnh,… thì nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 5,05% (mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới), kinh tế vĩ mô được giữ vững, quy mô nền kinh tế trên 430 tỉ USD, GDP bình quân đạt 4.284 USD/người; có trên 200 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, quay trở lại hoạt động, tăng 4,5% so với năm trước. Đồng thời, an sinh xã hội bảo đảm; phát huy quyền dân chủ, trách nhiệm và lợi ích của người dân được tăng cường, đời sống ổn định và được nâng lên. Đó là sự thật khách quan không thể phủ nhận

Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trúng cử với số phiếu cao trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025. Đây chính là sự thừa nhận rộng rãi, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, cũng như thành tựu trong thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền. Đồng thời, là bằng chứng thuyết phục nhất bác bỏ luận điệu quy chụp phiến diện của HRW nhằm phủ nhận, xuyên tạc lố bịch về thành tựu bảo đảm nhân quyền của Việt Nam./.

Không có nhận xét nào: