Thứ Ba, 6 tháng 2, 2024

Phê phán sự lộng ngôn, xấc xược của Trần Quốc Quân

 

Phê phán sự lộng ngôn, xấc xược của Trần Quốc Quân

        Ngày 15/01, trang facebook Việt Tân đăng status: Việt Nam là quốc gia từng nhiều lần đứng đầu châu Á, và thế giới về “chỉ số hạnh phúc” của Trần Quốc Quân, trong status này, họ xuyên tạc: hình như “chỉ số hạnh phúc” hoàn toàn ngược lại với tiêu chí “nơi đáng sống”... không biết đứa nào nghĩ ra cái “chỉ số hạnh phúc” chết tiệt để dân Việt Nam tao phải sống ảo!.

Cần khẳng định ngay rằng: đây là giọng điệu xuyên tạc lộng ngôn rất xấc xược của Trần Quốc Quân, nhằm bôi nhọ, hạ thấp hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, cần phải đấu tranh bác bỏ.

Tre Việt xin nêu một số thông tin thực tiễn để “vả vào mồm” kẻ nói xằng bậy Trần Quốc Quân. Về chỉ số hạnh phúc hành tinh được chọn lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do Tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh điều tra, công bố, thì từ bảng xếp hạng năm 2006, Việt Nam đứng ở vị trí số 12 trên thế giới – cao nhất châu Á. Còn, kết quả xếp hạng trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới được biên soạn hàng năm bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố, Việt Nam nhiều lần đạt chuẩn quốc gia hạnh phúc. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 94 trong bảng xếp hạng và lần đầu tiên lọt vào top 10 quốc gia tốt nhất cho những người nước ngoài sống và làm việc, theo báo cáo HSBC Expat 2019 được HSBC công bố. Đến năm 2021, đã tăng hạng từ thứ 83 lên 79. Mới đây, đúng vào Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2023), Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc công bố Báo cáo Hạnh phúc toàn cầu lần thứ 10 về mức độ hạnh phúc của hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ (dựa trên đánh giá trung bình từ năm 2020 đến năm 2022), Việt Nam đứng thứ 65/150, tăng 12 bậc so với năm 2020. Đánh giá trên cho thấy, chỉ số hạnh phúc của người dân Việt Nam những năm gần đây được nâng lên đáng kể. Năm 2022, tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) công bố báo cáo xếp hạng chỉ số “chất lượng sống” của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì chỉ số “chất lượng sống” của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 (tăng 39 bậc so với năm 2021). Đặc biệt, theo khảo sát Expat Insider mới nhất của InterNations, Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ mà người nước ngoài cảm thấy hạnh phúc khi sống, làm việc. Theo InterNations: 86% người nước ngoài sống ở Việt Nam tham gia khảo sát hài lòng với công việc của họ ở Việt Nam; 78% hài lòng với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; 85% hài lòng với chi phí sinh hoạt; 57% hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế; 67% nói rằng dễ dàng khi sống ở Việt Nam.

Việt Nam cũng được đánh giá cao về dịch vụ công, đến năm 2022 đã có 92% dân số đã tham gia bảo hiểm y tế. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi (năm 1990) lên 73,7 tuổi (năm 2020). Theo Báo cáo cập nhật tháng 4/2021 của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân của Việt Nam là 73 - cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học (năm 2000) và trung học cơ sở (năm 2010. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tiện nghi sinh hoạt của hộ dân cư đã được cải thiện với 91,9% hộ có sử dụng ti vi; 91,7% hộ có sử dụng điện thoại (cố định, di động) hoặc máy tính bảng; 30,7% hộ có sử dụng máy vi tính (gồm máy để bàn, laptop). Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới, có khoảng 70% dân số sử dụng internet. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 03% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước); nhiều đối tượng, như: người cao tuổi, người nghèo và trẻ em dưới 06 tuổi,... được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, v.v.

Kết quả đó không phải Việt Nam tự nhận, mà được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ca ngợi: Việt Nam đạt được mức phát triển con người cao là một thành tựu đáng ghi nhận và cũng tạo cơ hội cho sự phát triển tốt hơn và nhanh hơn trong giai đoạn tới. Ông Ousmane Dione - Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam thì nhận định: các chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam đã giúp đạt được những kết quả to lớn trong mục tiêu giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người.

Thực tiễn sinh động trên chính là minh chứng khẳng định: đất nước, con người Việt Nam đang rất hạnh phúc. Đồng thời, tự nó bác bỏ sự xuyên tạc lộng ngôn, xấc xược của Trần Quốc Quân về đất nước, con người Việt Nam./.

 

Không có nhận xét nào: