Vạch trần luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về chỉ thị 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị về đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động gia tăng nhiều hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta trên tất cả lĩnh vực, trong đó có nội dung xuyên tạc hoạt động chỉ thị 24-CT/TW ngày 13/7/2023 của Bộ Chính trị về đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đều có quan niệm về an ninh quốc gia khác nhau xuất phát từ vị thế và trình độ phát triển của quốc gia đó. Trong một quốc gia thì quan niệm về an ninh quốc gia ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những nội dung mới phù hợp với thực tiễn tình hình của từng thời điểm khác nhau.
Luật an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 03-12-2004, khẳng định an ninh quốc gia chính là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh quốc gia có hai mặt cơ bản: 1) Sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ và Nhà nước; 2) Sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Hai yếu tố này có quan hệ hữu cơ với nhau, ảnh hưởng, thậm chí quy định lẫn nhau; giải quyết mặt này sẽ tăng cường củng cố mặt kia và ngược lại. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống lại mọi hoạt động xâm hại an ninh quốc gia; là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó công an nhân dân và quân đội nhân dân là những lực lượng nòng cốt.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống, mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống, như: an ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính - tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; an ninh môi trường (thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước...), dịch bệnh; thậm chí cũng cần phải bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”… Đây là, những vấn đề an ninh nổi lên bắt nguồn từ những nguy cơ mới, tác động đa chiều của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển. Theo đó, an ninh quốc gia bao gồm: an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, an ninh biên giới, biển, đảo, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh xã hội, an ninh thông tin, an ninh kết nối, an ninh mạng, an ninh doanh nghiệp, an ninh tài chính - tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh dân cư, an ninh dân số, an ninh cơ sở dữ liệu, an ninh môi trường, an ninh con người…
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động sử dụng nhiều hình thức và thủ đoạn rất tinh vi, giảo hoạt, tung ra những thông tin chúng luôn tìm cách đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, tăng cường sử dụng các biện pháp “tấn công mềm”, tập trung làm chuyển biến về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kích động, chia rẽ, đòi “phi chính trị hóa quân đội”; hạ thấp, phủ nhận vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ mục tiêu con đường đi lên CNXH. Đặc biệt thông qua hợp tác để thâm nhập sâu vào nội địa Việt Nam, tác động chuyển hóa bằng phương thức “diễn biến hòa bình”, ngoài việc tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại kinh tế, các thế lực thù địch triệt để tấn công ta trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của Việt Nam trong quá trình đổi mới, hội nhập, các thế lực thù địch gia tăng hoạt động vào việc tác động vào cơ sở hạ tầng nhất là tác động vào việc hình thành một xã hội dân sự đồng thời với việc tác động vào kiến trúc thượng tầng đặc biệt là quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét