Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024

NHỮNG “ĐỀ XUẤT” NGỚ NGẨN CỦA TRẦN VĂN CHÁNH

 

NHỮNG “ĐỀ XUẤT” NGỚ NGẨN CỦA TRẦN VĂN CHÁNH

Mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc là một dấu mốc rất quan trọng, là dịp để Đảng ta đánh giá, tổng kết một cách toàn diện nhất, sâu sắc nhất những đường lối, chủ trương, chính sách và mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước đã đề ra trong nhiệm kỳ vừa qua. Qua đó, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết vượt qua mọi khó khăn thách thức trong công cuộc xây dượng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, với mục tiêu xuyên suốt, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, càng gần đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV,  các thế lực thù địch, phản động càng gia tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá. Mới đây, trên trang Vietin.de, Trần Văn Chánh đã có bài viết: “Việt Nam muốn lột xác ư? Chỉ thay đổi một cách làm là được….”

Đọc bài viết của Trần Văn Chánh thấy rằng, Y luyên thuyên đủ điều từ, chuyện họp hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước; rồi gợi ý rằng: Báo cáo chính trị viết ngắn lại (còn khoảng 20 trang đến 30 trang giấy in sách khổ A5) và bản nghị quyết (còn khoảng 8-10 trang) rút ngắn thời gian họp…. Sau đó, Y “tham mưu” rằng: nên chăng đặt ra vấn đề kiên quyết dứt khoát dẹp bỏ loại Đại hội 5 năm và các bản báo cáo chính trị, nghị quyết kèm theo; đương nhiên điều này cũng có nghĩa là sẽ không còn các cái tiểu ban gọi là nhân sự hay văn kiện gì nữa. Đọc những “ý tưởng sáng tạo” mà Trần Văn Chánh nêu ra chắc chúng ta đều biết “tâm đen” của Y là gì rồi.

Thứ nhất, Trần Văn Chánh cần nhận thức cho đúng về nghị quyết là gì?

Theo Quyết định số 31-QĐ/TW, ngày 01/01/1997 của Bộ Chính trị khoá VIII, ban hành quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng, thì “nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch các vấn đề cụ thể”. Nghị quyết phải có thông tin đầy đủ, đánh giá và dự báo đúng tình hình, nắm vững dư luận, tâm tư, nguyện vọng của đảng viên và xã hội, xác định vấn đề nổi cộm, bức xúc cần giải quyết, trên cơ sở đó, định hướng vấn đề và chủ đề để ra nghị quyết. Các nghị quyết không được trái hoặc đối lập với nghị quyết Đại hội, với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Một nghị quyết của Đảng phải kết hợp được “ý Đảng, lòng dân, phép nước”. “Ý Đảng”, thể hiện sự phản ánh và tôn trọng quy luật khách quan dựa trên mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. “Lòng dân” bao gồm ý chí, nguyện vọng, lợi ích của đa số nhân dân về mọi mặt của đời sống chính trị, tư tưởng, văn hoá, kinh tế, xã hội…; nghị quyết phải thể hiện và đáp ứng được những lợi ích sống còn của nhân dân và đất nước. “Phép nước” là sự thể hiện nghiêm minh của pháp luật.

Nghị quyết của Đảng phải đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, động viên nhân dân tích cực tham gia thực hiện nghị quyết. Các Mác đã từng chỉ rõ: Một khi tư tưởng tách rời khỏi lợi ích, thì bản thân tư tưởng tự nó làm nhục nó. Chỉ khi nào nghị quyết thể hiện lợi chính đáng của nhân dân thì sẽ giành được sự đồng tình, hưởng ứng của họ. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân”. Với những quyết sách trọng đại và vô cùng lớn lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của cả dân tộc như vậy, thế mà Trần Văn Chánh lại cho rằng: Báo cáo chính trị viết ngắn lại (còn khoảng 20 trang đến 30 trang giấy in sách khổ A5) và bản nghị quyết (còn khoảng 8-10 trang) rút nghắn thời gian họp….Thử hỏi, với số trang mà Trần Văn Chánh đưa ra, liệu có đề cập hết “ý Đảng, lòng dân, phép nước” trong Báo cáo chính trị và Nghị quyết của một Đại hội Đảng toàn quốc?.

Thứ hai, Nghị quyết phải dự báo được tương lai phù hợp với xu thế vận động khách quan của thực tiễn; phải giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ta.

Nghị Quyết các kỳ Đại hội của Đảng đều phải đề ra quan điểm, chủ trương, định hướng xây dựng, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Phải có tính dự báo những hiện tượng, sự kiện và quá trình có thể, hay tất nhiên sẽ xảy ra, việc  dự báo đó phải dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn. Ví như, tịch Hồ Chí Minh đã dự báo chính xác về cuộc cách mạng ở nước ta, Người viết “Lịch sử nước ta” vào tháng 2 năm 1942, thể hiện dự báo chính xác về việc năm 1945, Việt Nam độc lập. Và năm 1960, trong một bút tích của Bác, Người dự báo năm 1975, miền Nam Việt Nam sẽ được giải phóng….

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dựa vào sự hiểu biết những quy luật kinh tế khách quan của chủ nghĩa xã hội, nghị quyết của Đảng phải vạch ra được con đường xây dựng và phát triển đất nước hôm nay và mai sau. Việc dự báo một cách khoa học và đi từ thực tiễn sẽ làm cho nghị quyết có khả năng định hướng đúng đắn những tình hình phức tạp nhất, đưa ra được những quyết sách cần thiết, tìm ra được những phương pháp, hình thức thích hợp với quá trình diễn biến để hành động một cách tin tưởng, vững chắc. Như vậy, nghị quyết phải có quan điểm rõ ràng, chính xác về nội dung, giải pháp mang tính khả thi cao, có tính lý luận sâu sắc, lập luận phải chặt chẽ và phải thật sát với tình hình thực tế của đất nước. Một yêu cầu cao như vậy, mà Trần Văn Chánh cho rằng: nên chăng đặt ra vấn đề kiên quyết dứt khoát dẹp bỏ loại Đại hội 5 năm và các bản báo cáo chính trị, nghị quyết kèm theo; đương nhiên điều này cũng có nghĩa là sẽ không còn các cái tiểu ban gọi là nhân sự hay văn kiện gì nữa. Vậy thử hỏi, nếu bỏ tiểu ban văn kiện như Y nói, thì một người có đảm đương được việc chuẩn bị các văn kiện Đại hội của Đảng để đáp ứng được các yêu cầu như đã đề cập ở trên?

Tóm lại, tất cả những nội dung mà Trần Văn Chánh nêu trong bài viết của Y, thực chất nhằm tuyên truyền chống phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thưc XIV của Đảng ta diễn ra vào đầu năm 2026. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam cần cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của Y và đồng bọn./.

Không có nhận xét nào: