Thứ Hai, 16 tháng 12, 2024

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA “CẢNH CHÂN”

 

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA “CẢNH CHÂN”

Mới đây, trang mạng “vietnamthoibao” đã đăng bài viết tựa đề “Thêm một nghị định vi hiến, bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”. Nội dung bài viết của “Cảnh Chân” và các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá việc Chính phủ ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024. Chúng cho rằng việc ban hành quy định này là vi phạm vào quyền tự do ngôn luận của người dân. Đây thực chất là những luận điệu xuyên tạc, áp đặt với những dụng ý xấu về quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam, bởi các lý do sau đây:

  1. Trong các bản Hiến pháp của Việt Nam trước đây, đặc biệt là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đều có những hiến định về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và khẳng định đây là một quyền cơ bản của con người, của mọi công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013, ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Để bảo đảm cho quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, như: Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; Luật Báo chí năm 2016; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016…, hoàn toàn tương thích về mặt luật định đối với các văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, báo chí. Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới có một số chế tài đối với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, mà ở Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Xinhgapo,… đều có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc hành vi này.
  2. Nghị định 147/2024/NĐ-CP, là một bước tiến quan trọng trong việc quản lý thông tin trên không gian mạng nhằm: (1) Bảo vệ quyền riêng tư và an toàn thông tin cá nhân. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượng dịch vụ đánh cắp thông tin cá nhân đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Do vậy, việc xác thực tài khoản bằng số điện thoại hoặc mã hóa danh sách cá nhân giúp giảm thiểu tình trạng lừa đảo, quảng cáo và phát hiện sai lệch thông tin. Khi thông tin cá nhân được xác thực và bảo vệ theo luật pháp, quyền riêng tư của người dùng sẽ được đảm bảo hơn, đồng thời giúp cơ quan chức năng dễ dàng truy tìm các hành vi vi phạm. (2) Chống lại tin giả và nội dung xấu độc hại. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng, để chống lại hiệu quả của các thông tin xấu độc hại, việc hoàn thiện cơ thể là vô cùng quan trọng. Khi các tài khoản được xác thực, người dùng sẽ có trách nhiệm hơn khi tải nội dung họ đăng lên. Đồng thời, các nền tảng xã hội cũng có trách nhiệm trong kiểm duyệt và loại bỏ nội dung vi phạm. Quy định này giúp giảm thiểu tình trạng tin giả lan truyền không kiểm soát, đảm bảo môi trường mạng lành mạnh. (3) Tăng cường trách nhiệm của nền tảng xã hội. Theo Nghị định 147, mạng xã hội nền tảng phải xác thực tài khoản và kiểm tra nội dung chặt chẽ hơn. Trong vòng 24 giờ kể từ khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ phải loại bỏ nội dung vi phạm pháp luật. Các nhóm hoặc kênh nội dung vi phạm liên tục có thể bị tạm khóa hoặc xóa vĩnh viễn. Nghị định 147 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 25/12/2024. Các nền tảng mạng xã hội trong nước và quốc tế có lượng truy cập từ Việt Nam trên 100.000 lượt/tháng hoặc lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam đều phải thực hiện xác thực tài khoản cho người dùng. Quy định này không chỉ nâng cao trách nhiệm của các nền tảng mà còn khuyến khích họ đầu tư vào công nghệ kiểm tra nội dung, đảm bảo an toàn cho người dùng. (4) Bảo vệ lợi ích của người dùng và xã hội. Việc xác thực tài khoản vẫn giúp người dùng có quyền kiểm soát thông tin cá nhân, đặc biệt trong các hoạt động quảng cáo. Người dùng có thể lựa chọn cho phép hoặc không cho phép sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục tiêu thương mại, giảm thiểu tình trạng lợi dụng thông tin quảng cáo không mong muốn gây phiền nhiễu cho người dân. Ngoài ra, với quy định trẻ em dưới 16 tuổi phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đăng ký tài khoản, quyền lợi và sự an toàn của trẻ em cũng được bảo vệ tốt hơn trên không gian mạng. (5) Nâng cao kỹ năng sống số cho cộng đồng. Bên cạnh công việc xác thực tài khoản, quy định mới cũng yêu cầu các cơ quan chức năng và nền tảng mạng xã hội phân phối hợp lý để truyền bá thông tin, giáo dục người dân về kỹ năng số. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng, việc nâng cao năng lực sử dụng các nền tảng số, đặc biệt cho thế hệ trẻ, sẽ tạo ra “đề kháng số” trước các thông tin sai lệch và nguy hiểm trên mạng.

Như vậy, từ những lý do trên có thể khẳng định: Nghị định 147 được Chính phủ ban hành là cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư, an ninh mạng và lan truyền thông tin độc hại. Đây không chỉ là biện pháp quản lý hiệu quả mà còn có tác dụng trong giáo dục những tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội có kỹ năng số phù hợp và tôn trọng pháp luật, xây dựng một không gian mạng an toàn, minh bạch và văn minh hơn cho tất cả người dùng. Đây là minh chứng cho thấy rằng luận điệu của “Cảnh Chân” và các thế lực thù địch nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta cần phải đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào: